TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Số: 07/TB - ĐHCĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
|
THÔNG BÁO
(V/v nộp hồ sơ xét trợ cấp xã hội cho sinh viên hệ Đại học, Cao đẳng
Học kỳ II, năm học 2014 - 2015)
Căn cứ Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập;
Căn cứ Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông Tư liên tịch số 53/1988/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/8/2998 Bộ giáo dục & Đào Tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động TB & XH đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập và Thông tư Liên tịch số 18/2009/ TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 3/8/2009 về sử đổi, bổ sung khoản 4 mục 1 Thông Tư liên tịch số 53/1988/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/8/2998 Bộ giáo dục & Đào Tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động TB & XH; Thông tư 21/LĐTBXH – BTXH ngày 5/9/2012 của Bộ Lao động TBXH về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo và Thông tư 24/2014 sửa đổi một số điều của Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ Lao động TBXH;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2002/TTLT/ BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/8/2998 Bộ giáo dục & Đào Tạo - Bộ Tài chính ngày 28/3/2002 của Bộ giáo dục & Đào Tạo - Bộ Tài chính về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập.
Nhà trường thông báo các đối tượng được hưởng trợ cấp như sau:
1. Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao;
2. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ và không nơi nương tựa;
3. Sinh viên là người tàn tật;
4. Sinh viên thuộc diện hộ nghèo vượt khó học tập.
I. Thủ tục:
1. Đối tượng 1: Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao
Sinh viên là người dân tộc ít người (căn cứ để xác định là Giấy khai sinh, trong đó ghi bố hoặc mẹ là người dân tộc ít người) ở vùng cao là người dân tộc ít người liên tục sống ở vùng cao hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao từ 3 năm (tính đến thời điểm sinh viên nhập học) trở lên.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu số 01-TCXH - CTHSSV).
- Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu của gia đình, trong đó có tên của sinh viên.
- Bản sao giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận của UBND xã/phường/thị trấn về thời gian sinh viên đã cư trú ở địa phương (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu mới).
2. Đối tượng 2: Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ và không nơi nương tựa
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu số 01-TCXH-CTHSSV).
- Giấy xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện/quận/thị xã trên cơ sở đề nghị của UBND xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của sinh viên, về tình trạng mồ côi cả cha lẫn mẹ và không nơi nương tựa của sinh viên.
3. Đối tượng 3: Sinh viên là người tàn tật
Sinh viên là người tàn tật theo quy định tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ là những người có khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 34/TTLB ngày 29/12/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế).
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (theo Mẫu số 01-TCXH-CTHSSV).
- Bản sao chứng thực Biên bản giám định y khoa (có ghi rõ tỷ lệ % mất sức lao động).
4. Đối tượng 4: Sinh viên thuộc diện hộ nghèo vượt khó học tập
Là những sinh viên gia đình thuộc diện hộ nghèo có xác nhận của UBND xã (phường) có kết quả học tập và rèn luyện đạt từ khá trở lên, không bị kỷ luật dưới mọi hình thức.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin hưởng trợ cấp xã hội (Theo Mẫu số 01-TCXH-HSSV).
- Giấy chứng nhận là hộ nghèo do UBND xã/phường nơi sinh viên đăng ký hộ khẩu thường trú cấp (giấy chứng nhận còn thời hạn sử dụng).
- Bảng điểm học tập và rèn luyện của học kỳ trước kỳ đề nghị xét trợ cấp xã hội (có xác nhận của Khoa chủ quản)
* Mức trợ cấp: - Đối tượng (1): 140.000đ/sinh viên/tháng
- Đối tượng (2),(3) và (4): 100.000đ/sinh viên/tháng
II. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ:
Sinh viên làm đơn xin hưởng trợ cấp xã hội theo mẫu (Tải về từ website Nhà trường tại mục TÀI NGUYÊN/sinh viên) và chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ theo yêu cầu nộp cho Phòng Công tác sinh viên, Nhà A, Trường Đại học Công đoàn trước ngày 13/02/2015. Quá thời hạn Nhà trường sẽ không giải quyết.
Lưu ý: Sinh viên thuộc các đối tượng (1), (2) và (3) làm hồ sơ nhận trợ cấp xã hội một lần cho cả khóa học; nếu Nhà nước có thay đổi quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng thì phải làm lại hồ sơ này. Sinh viên thuộc đối tượng (4) làm hồ sơ nhận trợ cấp xã hội theo từng học kỳ. Nếu sinh viên thuộc nhiều đối tượng thì chỉ được hưởng mức trợ cấp xã hội cao nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Đảng ủy - BGH (để báo cáo)
- Các khoa chủ quản (để thực hiện);
- Các lớp (để thực hiện);
- Lưu VT, CTSV.
|
TL.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CTSV
( Đã Ký )
Ths. Nguyễn Văn Thiết
|
Số :08 /TB - ĐHCĐ
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
THÔNG BÁO
(V/v nộp hồ sơ xét miễn, giảm học phí học tập đối với sinh viên hệ chính quy
Học kỳ II, năm học 2014-2015)
Thực hiện Thông tư Liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Nhà trường hướng dẫn việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2013-2014 đối với sinh viên hệ chính quy đang học tại Trường như sau:
I. Đối tượng được miễn học phí:
1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể:
1.1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công
1.2. Con (con đẻ, con nuôi) của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công
- Giấy xác nhận quan hệ giữa sinh viên và người có công
2. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã. (đối với trường hợp mồ côi cả cha lẫn mẹ)
- Giấy xác nhận của Bệnh viện Tỉnh, Quận, Huyện, Thị xã. (Đối với trường hợp tàn tật, khuyết tật)
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
3. Sinh viên hệ cử tuyển
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Hợp đồng ký kết giữa Tỉnh và Nhà trường
4. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Quy định của Chính phủ
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Giấy xác nhận thuộc hộ nghèo do UBND cấp xã cấp.
- Sổ hộ khẩu gia đình
5. Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, ƠĐu) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Giấy chứng nhận vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biết khó khăn
- Sổ hộ khẩu gia đình
II. Đối tượng được giảm 50% học phí:
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Hồ sơ gồm: - Đơn xin miễn giảm học phí. (Theo mẫu của Nhà trường)
- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của Bố/Mẹ do Bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
- Giấy chứng nhận của địa phương xác nhận sinh viên là con cán bộ viên chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
III. Cơ chế miễn giảm học phí:
1. Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại Trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
Riêng các đối tượng là: sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế ( mục 2); sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (mục 4); sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (mục 5) trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ mới hàng năm phải nộp bổ sung giấy tờ về hoàn cảnh kinh tế để được miễn, giảm học phí theo quy định.
2. Sinh viên được miễn, giảm học phí 1 lần/môn học. Môn học đăng ký học lần thứ hai trở đi, đăng ký học cải thiện điểm hoặc song ngành sinh viên phải đóng 100% học phí và kinh phí đào tạo.
IV. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:
- Sinh viên chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ miễn, giảm học phí nộp tại Phòng Công tác sinh viên – Nhà A – phòng A300 – Trường Đại học Công đoàn, chậm nhất vào ngày 13/02/2015.
- Lưu ý: Chỉ nhận các giấy tờ photo công chứng không nhận bản gốc.
- Những sinh viên thuộc đối tượng (2),(4),(5) đã nộp hồ sơ từ học kỳ trước chỉ cần nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo năm 2015.
Nơi nhận:
- Đảng ủy - BGH ( để báo cáo )
- Các khoa chủ quản ( để thực hiện )
- Lưu VT, P.CTSV
|
T/L HIỆU TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CTSV
( Đã Ký )
Ths.NGUYỄN VĂN THIẾT
|