Tin Khác

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

 

 


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

 

                   Số: 31 /ĐHCĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––

  Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2017

CAM KẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

 Chất lượng đào tạo là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và là yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào, nó xác định uy tín, thương hiệu của một cơ sở đào tạo và cũng quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo đó. Chính vì lẽ đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo được Trường Đại học Công đoàn coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Trường Đại học Công đoàn cam kết thực hiện các nội dung trọng tâm sau đây để đảm bảo chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

I. Chương trình đào tạo

1. Định kỳ đánh giá chương trình đào tạo, tranh thủ các ý kiến đóng góp của cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và của doanh nghiệp để hoàn thiện chương trình các ngành đào tạo theo hướng tiến tiến, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo tính liên thông giữa các ngành và bậc đào tạo.

2. Nghiên cứu và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của khu vực và thế giới.

3. Nghiên cứu xây dựng và đưa vào giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên.

4. Hiện Nhà trường hầu hết các học phần có giáo trình và tài liệu tham khảo phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

II. Tổ chức đào tạo

1. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cho trình độ Đại học, Cao đẳng, Sau đại học.

2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm, gắn hoạt động đào tạo với thực tế.

3. Kiểm soát tốt các hoạt động đào tạo ngoài trường để đảm bảo chất lượng đào tạo đồng đều giữa các loại hình đào tạo.

III. Hệ thống quản lý đào tạo

1. Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các hình thức quản lý đào tạo tiên tiến.

2. Luôn cập nhật và đổi mới phần mềm quản lý để hiện đại hóa tin học toàn bộ quá trình quản lý.

3. Áp dụng quy trình đào tạo tiên tiến, hợp lý, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.

4. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm quản lý đào tạo, công bố rộng rãi đến sinh viên..

IV. Đội ngũ giảng viên

1. Tổng số giảng viên của nhà trường là 262, trong số đó có: 01 Giáo sư; 10 Phó Giáo sư, 01 tiến sỹ khoa học; 113 Tiến sĩ, 130 Thạc sĩ và 17 cử nhân.

2. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên đạt tiêu chuẩn Bộ GDĐT quy định.

3. Giảng viên được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước hàng năm.

4. Thường xuyên tổ chức các lớp phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao hơn nữa khả năng giảng dạy của giảng viên.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học, mọi giảng viên đều có sản phẩm nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo.

          V. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

          Minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua thực hiện độc lập quá trình đánh giá kết quả học tập của người học, và đảm bảo sự độc lập hai quá trình: giảng dạy và đánh giá.

          VI. Kiểm định chất lượng

          Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; Phòng Thanh tra có chức năng phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức thi kết thúc các học phần từng học kỳ và thực hiện các nhiệm vụ khác là: Đầu mối đánh giá chất lượng đào tạo của trường theo 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo; thực hiện việc lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động phục vụ đào tạo; kiểm tra việc chấp hành giờ lên lớp của giảng viên; định kỳ bổ sung báo cáo tự đánh giá, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch khắc phục những tồn tại trong báo cáo tự đánh giá…

          VII. Về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy học tập

          1. Đảm bảo đủ phòng học, phòng thực hành cho sinh viên, tỉ lệ sinh viên/diện tích phòng học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          2. Hệ thống internet tốc độ cao phục vụ đầy đủ nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập.

          3. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập như: Hệ thống máy chiếu, âm li, loa, míc, bảng, bàn ghế…được quan tâm đầu tư đầy đủ và đảm bảo chất lượng; nâng cấp thư viện theo hướng hiện đại, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu người học.

          VIII. Về hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

          1. Nâng cấp hệ thống nhà ăn, nhà tập đa năng, sân chơi thể thao cho sinh viên.

          2. Thường xuyên tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khoá, các câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Tin học, câu lạc bộ Nhà quản trị doanh nghiệp tài ba và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên…

          IX. Năng lực của người học sau khi tốt nghiệp

          Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo bậc đại học tại Trường Đại học Công đoàn (sau đây gọi tắt là “Chuẩn đầu ra”), gồm:

          1. Kiến thức và kỹ năng chung

          a. Kiến thức chung

          Có trình độ lý luận chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:

          + Nắm chắc những nguyên lý cơ  bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

          + Hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

          Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên:

          + Hiểu và có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và nhân văn vào thực tế nghề nghiệp.

          b. Thái độ hành vi

          Có phẩm chất đạo đức đạt được các yêu cầu của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 16/2015/QĐ- BGDĐT ngày 12/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          Có hiểu biết và phẩm chất chính trị tốt. Coi trọng ý thức công dân ý thức chấp hành pháp luật và ý thức cộng đồng trong hành vi ứng xử hàng ngày.

          Có ý thức về phẩm chất, giá trị đạo đức, nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, tôn trọng các quy định, quy chế, nội quy của đơn vị.

          c. Kỹ năng chung

          - Đạt được trình độ ngoại ngữ theo chuẩn chung của Trường Đại học Công đoàn: Trình độ tiếng Anh theo chuẩn TOEIC 450.

          + Có khả năng giao tiếp với những người nước ngoài. Có thể mở đầu những cuộc hội thoại trong những chủ đề hạn chế.

          + Có khả năng hiểu những yêu cầu và những tình huống thông thường.

          + Đọc, hiểu và soạn thảo các tài liệu và các văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

          - Đạt được chuẩn kiến thức tin học, sử dụng hiệu quả phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của internet.

          + Kỹ năng đánh máy tính, kỹ năng cơ bản.

          + Có khả năng ứng dụng tin học trong hoạt động chuyên môn.

          - Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn: Nắm vững những kiến thức cơ bản về vấn đề cơ bản về Công đoàn.

          + Sự ra đời và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam

          + Hệ thống tổ chức, tính chất, vị trí, vai trò, chức năng công đoàn và các mặt công tác của tổ chức Công đoàn Việt Nam và của Công đoàn cơ sở.

          + Các nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hoạt động và phương pháp hoạt động của công đoàn.

         2. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

          a. Kiến thức chuyên môn:

          Nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn.

          b. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp

          Hiểu biết và thành thạo các kiến thức nghề nghiệp.

          c. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

          - Có khả năng khởi nghiệp trên lĩnh vực được đào tạo.

          - Có thể làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đoàn thể, các vụ, viện, trường học....

          d. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

          Đủ điều kiện tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc cao hơn.

 

 

Nơi nhận:

Vụ Giáo dục Đại học;

- Lưu: VT, P.ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

 

(đã kí) 

 

PGS. TS Phạm Văn Hà

 

Tin liên quan
Top