Tin Nổi bật

KHOA LUẬT

 1.   Thông tin liên hệ

1.1.Địa chỉ: Phòng 208, nhà B, Trường Đại học Công đoàn, Số 169 đường Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

1.2.Số điện thoại: 0243.533.4682

1.3.Email: kluat@dhcd.edu.vn

2.   Giới thiệu

Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 6848/QĐ-BGDĐT giao cho trường ĐHCĐ đào tạo trình độ đại học ngành Luật. Ngày 17/11/2008 Hiệu trưởng trường ĐHCĐ kí quyết định số 518/QĐ-ĐHCĐ chuyển tên từ Bộ môn Luật thành Khoa Luật, giao nhiệm vụ quản lý, xây dựng chương trình, đề cương, giáo trình các học phần Đào tạo cử nhân Luật. Khoa Luật vừa thực hiện chức năng đào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Vì vậy, Khoa vừa đào tạo cử nhân Luật vừa đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật cho các cán bộ Công đoàn trong phạm vi cả nước. Từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2022, Khoa Luật đã trực tiếp giảng dạy được 13 khóa với 44 lớp chính quy, 11 lớp hệ song ngành, 15 lớp hệ tại chức, 07 lớp hệ văn bằng hai, 11 lớp ngắn hạn phục vụ 514 cán bộ Công đoàn trên cả nước. Trong quá trình đạo tạo, Khoa Khoa Luật đã có quan hệ hợp tác quốc tế với UNDP và một số trường đại học nước ngoài như: Khoa Luật trường ĐH Monazh Úc, Khoa Luật trường ĐH Quốc tế Mitso, Belarus, Khoa Luật, trường Đại học Chieng Mai, Thái Lan.

Trong thời gian tới, Khoa đẩy mạnh hoạt động đào tạo hệ chính quy theo hướng tăng cường các kỹ năng thực hành nghề, đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề cho người học nói chung và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho cán bộ Công đoàn trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn.

So với mặt bằng chung, ngành Luật là một trong những ngành có điểm đầu vào tương đối cao của trường và tương đương điểm đầu vào của các cơ sở đào tạo Luật có uy tín khác. Tính đến nay, Khoa đã và đang đào tạo 4.718 cử nhân Luật học. Khoa đang đảm nhiệm 06 học phần giảng dạy cho toàn trường, 36 học phần giảng dạy chuyên ngành Luật; quản lý 1.118 sinh viên chính quy, 122 sinh viên song ngành Luật. Đã có 3.418 cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường.

3.   Đội ngũ cán bộ, giảng viên

 

TRƯỞNG KHOA

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh

Email: thanhnt@dhcd.edu.vn

 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa

Email: khoanh@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

PGS.TS Lê Thị Châu

Email: lethichau2903@gmail.com

 

GIẢNG VIÊN

PGS.TS Đinh Xuân Thảo

Email: thaopc2001@gmail.com

 

GIẢNG VIÊN

Tiến sĩ Lê Văn Bính

Email: binhlevan1962@gmail.com

 

GIẢNG VIÊN

Tiến sĩ Vũ Thị Phượng

Email: phuongvt@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Tiến sĩ Phùng Thị Cẩm Châu

Email: chauptc@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Tiến sĩ Trần Ngọc Dung

Email: dungttn@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Tiễn sĩ Nguyễn Thị Huệ

Email: huent@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ – Nghiên cứu sinh Nguyễn T. Diễm Anh

Email: hongngoc.dhcd@gmail.com

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Nguyễn Anh Thu

Email: thuna@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Hoàng Như Thái

Email: thaihn@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Dư Hoài Phương

Email: phuongdh@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Hoàng Thị Hải Yến

Email: yenhth1@dhcd.edu.vn 

 

 

   

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài

Email: hoaint@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu

Email: thunth@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Email: quynhanhnt@dhcd.edu.vn

 

GIẢNG VIÊN

Thạc sĩ Lê Thị Thuận

Email: thuannt@dhcd.edu.vn

 

 

Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Khoa Luật còn hợp tác và mời nhiều giảng viên, chuyên gia đến từ các cơ sở đào tạo Luật/Viện nghiên cứu có uy tín như Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội; Viện Nghiên cứu Lập pháp; Viện Nhà nước và Pháp luật… tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên.

Cố vấn học tập: Thạc sĩ Nguyễn Anh Thu               Email: thuna@dhcd.edu.vn

Trợ lý, giáo vụ khoa: Cử nhân Nguyễn Thị Thủy              Email: thuynt1@dhcd.edu.vn

4.   Chức năng, nhiệm vụ

4.1.Chức năng: Quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học của ngành Luật và quản lý toàn diện sinh viên chính quy học ngành Luật.

4.2.Nhiệm vụ

-       Đề xuất Hiệu trưởng về cải tiến nội dung chương trình, phát triển các chương trình đào tạo;

-       Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của các học phần được phân công trong chương trình đào tạo và thực hiện kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

-       Xây dựng và thường xuyên cập nhật, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần được phân công trong chương trình đào tạo theo kế hoạch của Nhà trường; Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo được Hiệu trưởng Nhà trường giao;

-       Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật (dự giờ, bình giảng…) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

-       Tham gia coi thi, xây dựng đề thi hoặc bộ đề thi các học phần; thực hiện chấm, kiểm tra thi hết môn, quản lý điểm kiểm tra, điểm thi các học phần trong chương trình đào tạo do Khoa phụ trách và thực hiện công tác giáo vụ khác;

-       Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn khi được Nhà trường giao. Tích cực, chủ động đề xuất với Nhà trường tham gia các Hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan. Phối hợp với các bộ phận hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học;

-       Tham gia công tác tuyển sinh và các hoạt động của Nhà trường;

-       Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên môn do Khoa đảm nhiệm;

-       Triển khai và phối hợp với các bộ phận trong Nhà trường thực hiện các hoạt động có liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo;

-       Tham gia tư vấn chuyên môn về lĩnh vực Khoa phụ trách;

-       Xây dựng kế hoạch quản lý, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ viên chức, người lao động của Khoa;

-       Ký hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với giảng viên hợp đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ các trợ giảng, giảng viên tập sự trở thành giảng viên chính thức;

-       Quản lý toàn diện diện việc học tập, rèn luyện của sinh viên trong Khoa, kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của sinh viên; thực hiện cố vấn học tập;

-       Phối hợp với các bộ phận chức năng của Nhà trường tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên;

-       Tổ chức bộ máy Ban cán sự lớp, phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong các lớp, theo dõi giúp đỡ Ban cán sự và các tổ chức đoàn thể của lớp hoạt động tốt, nhằm quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Nhận xét kết quả học tập, thực tập, rèn luyện của sinh viên;

-       Hàng năm, định kỳ phối hợp với các Phòng chức năng đề nghị Hiệu trưởng: Đánh giá phân loại rèn luyện sinh viên; xét thi đua khen thưởng; kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách (học bổng khuyến khích; trợ cấp xã hội; miễn giảm học phí) theo quy định, quy chế của Nhà nước, Bộ giáo dục và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với sinh viên thuộc Khoa quản lý;

-       Tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Báo cáo điều kiện dự thi tốt nghiệp và tổ chức thi tốt nghiệp cho các khóa, lớp thuộc Khoa phụ trách;

-       Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa;

-       Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

5.   Đào tạo

5.1.Trình độ đào tạo: Cử nhân

5.2.Mã ngành đào tạo: 52380101

5.3.Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT; Cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động; Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy/không chính quy (vừa làm vừa học, chuyên tu, từ xa, mở rộng …).

5.4.Thời gian đào tạo

-       Chính quy: 3.5 đến 4 năm

-       Văn bằng hai: 2.5 năm

-       Song ngành (chính quy): 2.5 năm

-       Cử nhân vừa học vừa làm: 4 năm

5.5. Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Luật học

5.6. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Luật có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật; có tư duy khoa học, kỹ năng giao tiếp, sử dụng tin học thành thạo, kiến thức tiếng Anh, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm để phục vụ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề; có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ; có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ chuyên môn; có tinh thần phục vụ công nhân, người lao động, nhân dân và cộng đồng, có tinh thần say mê, yêu nghề và học tập nâng cao trình độ.

6.   Hoạt động nghiên cứu khoa học: Đội ngũ giảng viên Khoa Luật thường xuyên tham gia, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau và đạt được những kết quả đáng kể, điển hình:

-       Tham gia, thực hiện: 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;

-       Chủ biên, tham gia 15 giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

-       Thực hiện 15 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở;

-       Trung bình mỗi giảng viên có 2 bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học uy tín mỗi năm;

-       Thường xuyên tham gia, viết bài tại các hội thảo, tọa đàm khoa học do những cơ sở khác tổ chức;

-       Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, trao đổi học thuật hoặc mời chuyên gia nói chuyện theo chuyên đề;

-       Trung bình mỗi năm hướng dẫn 05 đề tài nghiên cứu khoa học cho các sinh viên ưu tú, đam mê nghiên cứu khoa học.

Đến nay, Khoa Luật đã hoàn thành một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như sau:

 Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

-   Giáo trình Pháp luật Lao động và Công đoàn – 2004 - Nhà xuất bản Lao động năm 2004,PGS.TS Nguyễn Viết Vượng chủ biên

-   Giáo trình Pháp luật đại cương – 2010 – NXB Dân trí do PGS.TS Lê Thị Châu chủ biên

-   Giáo trình Pháp luật Lao động – 2010 – Nhà xuất bản Lao động (tái bản có chỉnh lý năm 2015)PGS.TS Lê Thị Châu chủ biên

-   Giáo trình pháp luật Giáo dục thực hành pháp luật – 2014 – Nhà xuất bản Lao động, PGS.TS Lê Thị Châu chủ biên.

-   Sách chuyên khảo “Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động” - 2014, NXB Tư pháp, ThS. Phan Thị Thanh Huyền chủ biên.

-   Sách tham khảo Kỹ năng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực lao động – 2018- Nhà xuất bản Lao động, PGS.TS Lê Thị Châu chủ biên.

-   Sách chuyên khảo: “Các công ước quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam về đình công” – 2018, NXB Lao động, TS. Phan Thị Thanh Huyền chủ biên.

-   Sách chuyên khảo: “Pháp luật Việt Nam về Thương lượng tập thể trong quan hệ lao động” - 2018, NXB Lao động, TS. Nguyễn Huy Khoa chủ biên

-   Sách thao khảo: “200 câu hỏi và tình huống thường gặp về pháp luật lao động” – 2020, NXB Lao động, TS. Nguyễn Huy Khoa & TS. Phan Thị Thanh Huyền đồng chủ biên

- Sách chuyên khảo Pháp luật bảo hiểm y tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay – Năm 2018 - NXB Tư pháp, TS. Phùng Thị Cẩm Châu chủ biên

- Sách tham khảo Hướng dẫn môn học Luật tài chính – Năm 2019, NXB Tư pháp,  TS. Phùng Thị Cẩm Châu chủ biên

- Sách tham khảo Hướng dẫn ôn tập môn học Luật kinh tế - Năm 2020 -  NXB Tư pháp, TS. Phùng Thị Cẩm Châu chủ biên

-   Sách chuyên khảo Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng Pháp luật Hình sự Việt Nam – 2020 - NXB Công an nhân dân, TS. Vũ Thị Phượng chủ biên

-   Sách chuyên khảo Cơ chế bảo vệ quyền con người ở các nước Bắc Âu và kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam – 2021 - NXB Lao động, TS. Nguyễn Thị Thanh chủ biên

- Sách tham khảo Hướng dẫn môn học Luật ngân hàng - Năm 2021-  NXB Tư pháp, TS. Phùng Thị Cẩm Châu chủ biên

Công trình nghiên cứu Khoa học của giảng viên:

- Địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn theo Luật Công đoàn 1990 và phương hướng hoàn thiện – Năm 2009 – Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội - Năm 2010 – Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Pháp luật về quyền của người lao động trong doanh nghiệp tại Việt Nam – Năm 2012 – Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Thực trạng giảng dạy một số học phần đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại khoa Luật trường Đại học Công đoàn – Năm 2013 – Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Cơ chế đảm bảo quyền của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp - Năm 2013 – Đề tài NCKH cấp bộ 

- Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam - Năm 2014 - Đề tài NCKH cấp bộ 

- Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động – Thực trạng và một số kiến nghị  - Năm 2014 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam hiện hành - Năm 2015 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - Năm 2016 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Đình công theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - Năm 2017 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển bền vững làng nghề: lý luận và thực tiễn - Năm 2017 - Đề tài NCKH cấp bộ

- Pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em

- Pháp luật về trách nhiệm kỷ luật lao động và vai trò của công đoàn trong áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động - Năm 2019 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam- Năm 2019 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay- Năm 2020 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Đánh giá chất lượng Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật tại Trường Đại học Công đoàn – Năm 2020 - Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Pháp luật về điều kiện kinh doanh theo phương thức đa cấp ở Việt Nam hiện nay – Năm 2021 – Đề tài NCKH cấp cơ sở

- Nâng có ý thức thực hiện pháp luật lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay – Năm 2021 – Đề tài NCKH cấp bộ.

            Các công trình nghiên cứu Khoa học tiêu biểu của sinh viên:

- Áp dụng pháp luật về hợp đồng kinh doanh trong lĩnh vực hàng không - Năm 2008 – Đề tài cấp trường

- Văn phòng thực hành luật ở Việt Nam - Năm 2010 – Đề tài cấp trường

- Giáo dục pháp luật thực hành – một phương pháp hướng nghiệp cho sinh viên tại Khoa Luật Đại học Công đoàn - Năm 2011 – Đề tài cấp trường

- Quản lý nhà nước về thương mại đối với thực phẩm bẩn, thực trạng và giải pháp – Năm 2017 –Đề tài cấp trường.

- Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam  - Năm 2019 –Đề tài cấp trường.

- Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của công dân Việt Nam - Năm 2019 –Đề tài cấp trường.

- Đổi mới phương pháp học các học phần chuyên ngành của sinh viên khoa Luật trường Đại học Công đoàn - Năm 2020 –Đề tài cấp trường.

- Pháp luật về đình công và giải quyết đình công qua thực tiễn tại thành phố Hải Phòng -Năm 2021 – Đề tài cấp trường.

- Pháp luật về áp dụng “Nhãn sinh thái” trong quản lý môi trường tại Việt Nam - Năm 2021 – Đề tài cấp trường.

7.   Hoạt động đoàn thể:

-       Kết nạp Đảng cho sinh viên, đoàn viên ưu tú: Định kì hàng năm tổ chức kết nạp Đảng cho các sinh viên, đoàn viên  ưu tú, đáp ứng đủ điều kiện. Đến nay đã kết nạp được 53 Đảng viên là sinh viên.

-       Tham gia các hoạt động đoàn thể do Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức:

+ Cuộc thi Công nghệ thông tin dành cho đối tượng không chuyên năm 2022.

+ Cuộc thi tìm hiểu các Quy chế nội bộ của Trường Đại học Công đoàn 2019.

+ Hội thi nấu ăn chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam năm 2018 (Giải nhất);

+ Hội diễn nét đẹp thời trang công sở năm 2017;

+ Cuộc thi hát Karaoke cho cán bộ giảng viên năm 2016 (Giải nhất);

+ Các chương trình ủng hộ đồng bào lũ lụt; Mẹ Việt Nam anh hùng; Vòng tay Công đoàn; các chương trình thiện nguyện…

+ Sinh viên Khoa Luật luôn là thành viên chủ lực của các câu lạc bộ/ đội nhóm của trường như: Đội Thanh niên xung kích; Câu lạc bộ Tiếng hát sinh viên; Đội Múa; Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo; Câu lạc bộ MC và sự kiện; Đội bóng đá nam, nữ,...

+ Tham gia chương trình thanh niên tình nguyện - Mùa hè xanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do Đoàn trường tổ chức…

-       Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, các cuộc thi và các buổi tọa đàm cho sinh viên:

+ Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập Khoa;

+ Cuộc thi “Hùng biện” nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập Khoa

+ Tọa đàm “Nghề luật” với sự tham gia của các chuyên gia uy tín như: PGS.TS Trần Văn Độ (Nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung Ương, nguyên Đại biểu Quốc hội); Luật sư, nhà báo Nguyễn Xuân Bính (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Trưởng ban Báo điện tử, Báo Pháp luật Việt Nam); PGS.TS Đinh Xuân Thảo (Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại biểu Quốc hội)…

+ Chương trình chào “Tân sinh viên”  vào các năm 2016, 2017, 2018, 2019

+ Chương trình “Bế giảng” vào các năm 2018, 2019, 2020.

+ Giải bóng đá nam “Chào tân sinh viên” năm 2019

+ Chương trình bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn, tìm kiếm việc làm năm 2020

+ Tham gia Cuộc thi phiên tòa giả định cấp quốc (VMOOT) gia từ các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.

+ Tham gia Cuộc thi CLE Mock Pre-Trial năm 2020, 2021 (Phiên tòa giả định tiền tố tụng khu vực châu Á năm 2020, 2021)

+ Tổ chức cho sinh viên tham gia Cuộc thi Tìm hiểu “Luật An ninh mạng  năm 2018 và Luạt Thanh niên 2020” năm 2021.

8. Thành tích – khen thưởng:

-       Quán quân cuộc thi Phiên tòa giả định tiền tố tụng 2021 (Cuộc Thi CLE Mock Pre-Trial 2021), do BABSEA Clinical Legal Education (CLE – Giáo dục pháp luật cộng đồng khu vực châu Á) tổ chức.

- Á quân cuộc thi Phiên tòa giả định tiền tố tụng 2020 (Cuộc Thi CLE Mock Pre-Trial 2020), do BABSEA Clinical Legal Education (CLE – Giáo dục pháp luật cộng đồng khu vực châu Á) tổ chức.

-       Vào vòng Chung kết và đạt giải “Đội được yêu thích nhất” cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia 2019 (Vmoot) do trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của 65 đội đến từ 33 trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật trên cả nước . Huấn luyện viên: TS Phùng Thị Cẩm Châu, Ths Nguyễn Thị Diễm Anh, Ths Trần Ngọc Dung.

-        Vào vòng Tứ kết và đạt giải “Đội được yêu thích nhất” trong cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia 2017 (Vmoot) do trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của 52 đội đến từ 28 cơ sở đào tạo Luật trong cả nước. Huấn luyện viên: PGS.TS Lê Thị Châu

-        Vào vòng “Chung kết cuộc thi Eurka 2017”, do Trung ương đoàn TNCSHCM tổ chức với đề tài “Quản lý nhà nước về thương mại đối với thực phẩm bẩn, thực trạng và giải pháp”, Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Châu

-       Giấy khen của Hiệu trưởng trường ĐH Công đoàn cho Khoa Luật vì “Có thành tích trong xây dựng và phát triển Trường ĐH Công đoàn năm 2016”

-       Thủ khoa xuất sắc Tốt nghiệp các trường ĐH CĐ, HV trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016: Sinh viên Bùi Thị Hồng Trang LW4C

-       Giấy Khen của BCH Đoàn Trường ĐH Công đoàn cho Liên chi Đoàn Khoa Luật vì đã có thành tích xuất sắc trong chương trình “Giảng đường xanh” năm học 2014-2015

-       Giải Khuyến khích cuộc thi Tranh luận bằng Tiếng Anh về pháp luật khu vực Đông Nam Á tại Chieng Mai, Thái Lan năm 2012: Sinh viên Đặng Thương Thương, lớp LW1

-       Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương đoàn TNCS HCM cho đồng chí Nguyễn Huy Khoa vì có thành tích xuất sắc trong Công tác Đoàn và phong trào thanh niên khối Đại học Cao đẳng năm học 2011-2012.

-       Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho đồng chí Nguyễn Huy Khoa vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2020.

-       Giải khuyến khích Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do Bộ Giáo Dục & Đào tạo tổ chức năm 2011, với đề tài: “Giáo dục pháp luật thực hành – một phương pháp hướng nghiệp cho sinh viên tại Khoa Luật Đại học Công đoàn” – GV hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Châu

8.   Định hướng phát triển:

-       Trở thành 1 trong những cơ sở đào tạo Luật có uy tín, hàng đầu của cả nước;

-       Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên theo phương pháp tương tác và trải nghiệm (CLE);

-       Nâng cao kỹ năng, trình độ ngoại ngữ cho giảng viên, sinh viên;

-       Tiếp tục thực hiện dự án UNDP nhằm phát triển kỹ năng thực hành luật cho sinh viên và giúp ích cho cộng đồng;

-       Đẩy mạnh hoạt động đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức và kĩ ăng tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho cán bộ Công đoàn trên toàn quốc nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống Công đoàn;

-       Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế qua công tác đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng; đào tạo cử nhân theo chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế với chuẩn đầu ra thông thạo ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghề;

-       Triển khai đào tạo trình độ Thạc sĩ luật học;

-       90% giảng viên có trình độ Tiến sĩ.

9.    Một số hình ảnh:

 

Tin liên quan
Top