Tin Nổi bật

KHOA KINH TẾ

Khoa Kinh tế là một trong những đơn vị ra đời sớm nhất kể từ khi Trường Công đoàn Trung ương (và hiện giờ là Trường Đại học Công đoàn) được thành lập. Chính vì vậy Khoa Kinh tế là một trong số các bộ phận có bề dày lịch sử, là ngôi nhà thân thiết của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên.Thầm lặng đóng góp, cống hiến sức lực của mình, Khoa Kinh tế luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp được nhiều, phục vụ được tốt cho phong trào, cho sự tiến bộ của Nhà trường.

1. Quá trình hình thành và phát triển

Khoa Kinh tế (tiền thân là khoa Kinh tế lao động) được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1977 theo Quyết định số 601 QĐ/TCĐ của Tổng Công đoàn Việt Nam. Ban đầu, lực lượng cán bộ giảng viên của Khoa rất mỏng, chỉ có 2 thầy giáo và thầy Lê Văn Phụng là Trưởng khoa. Một dấu mốc đáng nhớ của Nhà trường và cũng là của khoa Kinh tế lao động thời đó là vào năm 1978, Nhà trường bắt đầu mở các lớp Đại học Công đoàn nhằm đào tạo cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Ngày 4 tháng 9 năm 1978, Nhà trường mở lớp Đại học Công đoàn đầu tiên lấy tên là khoá Đại học Công đoàn I, và giao cho khoa Kinh tế lao động trực tiếp quản lý. Ngày 14 tháng 8 năm 1979, Nhà trường tiếp tục mở khoá Đại học Công đoàn II, và từ đó mỗi năm Nhà trường mở một lớp Đại học công đoàn.

Các thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế

Kể từ giai đoạn này, khoa vừa có nhiệm vụ quản lý sinh viên, vừa có nhiệm vụ viết giáo án để giảng dạy cho các khoá sau này. Với nhiệm vụ nặng nề đó, Khoa được tiếp nhận thêm một số thầy cô giáo nhằm tăng cường đội ngũ giảng viên, đặc biệt có một số thầy cô được đào tạo ở trường Cao đẳng các Công đoàn Liên Xô như thầy Nguyễn Viết Vượng, thầy Nguyễn Huy Hào, thầy Lê Duy Lễ, thầy Nguyễn Huy Tưởng, ....Ban đầu, Khoa bao gồm 04 tổ bộ môn: Kinh tế lao động; Tổ chức và định mức lao động; Thống kê; và Luật. Nhiệm vụ chính của Khoa là trực tiếp quản lý, giảng dạy, hướng dẫn học viên thực tập môn học, nghiên cứu khoa học và một số công tác khác. Với khối lượng công việc rất lớn nhưng tập thể cán bộ giảng viên của Khoa đã đoàn kết, cùng nhau nỗ lực phấn đấu cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Khoa liên tục được nhận các danh hiệu Tổ lao động XHCN, Tổ Công đoàn xuất sắc, chi bộ xuất sắc trong nhiều năm liên tiếp.Tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo được 30 khoá Đại học Công đoàn và Khoa Kinh tế đã đóng góp một phần công sức không nhỏ vào công cuộc đào tạo cán bộ công đoàn của Nhà trường, đặc biệt là những năm đầu tiên.

Một vinh dự lớn cho trường Công đoàn Trung ương, ngày 29 tháng 9 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra quyết định số 97 – QĐ/TW công nhận trường Công đoàn TW đào tạo cán bộ Công đoàn có trình độ đại học và đổi tên tường thành trường Cao cấp Công đoàn Việt nam.

Dấu mốc quan trọng và ý nghĩa chính trị đặc biệt, khẳng định vị thế, thương hiệu của cơ sở đào tạo cán bộ công đoàn, của Nhà trường, đó là vào ngày 19 tháng 5 năm 1992, Trường Cao cấp Công đoàn được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Quyết định số 174-CT về việc đổi tên trường Cao cấp Công đoàn thành trường Đại học Công đoàn. Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Sứ mệnh của Nhà trường là đào tạo đội ngũ cán bộ cho tổ chức Công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được sứ mệnh đó, năm 1993 khoa Kinh tế lao động được đổi tên thành Bộ môn Kinh tế. Lúc này, Bộ môn Kinh tế bao gồm 3 nhóm tổ chuyên môn: Kinh tế; Thống kê; và Luật. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ công đoàn, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ môn là tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo đại học chính quy như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế quốc tế, Kinh tế công cộng, Kinh tế phát triển, Kinh tế môi trường, Lập và quản lý dự án đầu tư, Nguyên lý thống kê kinh tế, Thống kê doanh nghiệp, Thống kê lao động, Thống kê bảo hiểm, Pháp luật đại cương, Luật kinh tế, Luật lao động và công đoàn.

Ngày 30 tháng 1 năm 2007, bộ môn Luật được tách riêng theo Quyết định số 174/QĐ-ĐHCĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn. Kể từ đó, Bộ môn Kinh tế chỉ còn phụ trách 2 nhóm chuyên môn chính là Kinh tế và Thống kê. Ngày 01 tháng 8 năm 2022, trên cơ sở bộ môn Kinh tế thành lập Khoa Kinh tế theo Nghị quyết số 12/NQ-HĐT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng trường. Như vậy, sau 30 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế trường Đại học Công đoàn bước tiếp chặng đường mới với những đặc điểm mới của nền giáo dục nước nhà nói chung và của trường Đại học Công đoàn nói riêng.

Giáo dục đại học giai đoạn này có nhiều đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ. Việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan về những kỹ năng – kiến thức – thái độ họ mong muốn người học có được trong khi xây dựng khái niệm đánh giá mục tiêu và không ngừng cải tiến. Để đáp ứng được yêu cầu này, tất cả giảng viên trong Khoa đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, cải tiến giáo trình và giáo án môn học, cải tiến nâng cao chất lượng bài giảng, thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi này.

Hiện nay, Khoa Kinh tế có 11 giảng viên trong đó có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ, trong số đó có 3 giảng viên hiện đang làm nghiên cứu sinh. Về tổ chức, khoa được chia thành hai nhóm chuyên môn: nhóm kinh tế (giảng dạy các học phần Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lập và quản lý dự án đầu tư) và nhóm Thống kê (giảng dạy các học phần Thống kê lao động, Thống kê kinh doanh). Các học phần của khoa được giảng dạy cho sinh viên các khoa khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh: Khoa Kế toán, khoa Tài chính Ngân hàng, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị nhân lực, khoa Quan hệ lao động.

Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế luôn nỗ lực hết mình trong công tác chuyên môn và các công tác đoàn thể, không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân, tiếp tục xây dựng khoa ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự phát triển bền vững của Nhà trường.

2. Đội ngũ viên chức

 

Họ và tên

Số điện thoại, email

Ảnh

1. Lãnh đạo Khoa Kinh tế

Quyền Trưởng khoa

TS-GVC. Hoàng Thanh Tuyền

0906523919

tuyenht@dhcd.edu.vn

 

2. Thành viên Khoa Kinh tế

 

ThS- GVC. Trần Thị Đào

0989323769

daott@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Duy Anh

0979172862

anhnd@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Thu Hồng

0942951980

hongnt@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Lê Quang Minh

0904886880

minhlq@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Phan Hà Lê

0984991918

leph@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

0936780969

huyenntt@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Đặng Kim Chi

0981030238

chindk@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Phạm Quốc Khánh

khanhpq@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Thanh Thủy

0914991804

thuynt2@dhcd.edu.vn

 
 

ThS. Nguyễn Thị Xuân Hồng

0964074687

hongntx@dhcd.edu.vn

 

 

CN. Lã Thị Hồng Anh

0978.522.183

anhlth@dhcd.edu.vn

 

3. Kết quả đạt được và định hướng trong tương lai

3.1. Kết quả đạt được

3.1.1. Về công tác chuyên môn

Công tác giảng dạy: Hàng năm giảng viên khoa đều hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và lao động tiên tiến. Số lượng giờ giảng được khoa thực hiện lên đến hàng ngàn giờ. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch đi dự giờ của Nhà trường, Khoa đã tổ chức đi dự giờ của tất cả các giảng viên trong Khoa. Sau khi đi dự giờ các giảng viên, khoa đã nghiêm túc tổng kết, chỉ ra được những mặt mạnh, những ưu điểm, đồng thời cũng chỉ ra được những mặt còn tồn tại để cùng nhau rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau cả về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy.

Công tác nghiên cứu khoa học: Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng được các giảng viên trong khoa đặc biệt chú trọng với mục tiêu thúc đẩy khả năng tự nâng cao, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn của giảng viên, từ đó, phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng, nội dung giảng dạy phù hợp với thực tiễn xã hội và đời sống.

Khoa đã chủ trì và tham gia biên soạn sách bài tập “Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Kinh tế học đại cương”. Các giảng viên trong khoa cũng đã tham gia vào việc viết nhiều giáo trình và sách tham khảo. Trong số những giáo trình này, có nhiều giáo trình được đưa vào làm giáo trình chính của 1 số trường đại học.

Khoa chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn và ứng dụng cao trong quá trình giảng dạy. Những năm gần đây, các giảng viên rất tích cực viết bài đăng trên các tạp chí khoa học, các kỉ yếu Hội thảo trong nước và quốc tế. Đặc biệt có giảng viên đã có những bài  báo được đăng trên những tạp chí có uy tín trên thế giới (trong danh mục Scopus, ISI, …). Ngoài ra, Khoa đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt khoa học theo từng nhóm chuyên môn hoặc cả tập thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Về học tập và nâng cao trình độ: Mọi thành viên của Khoa Kinh tế rất tích cực tham gia các lớp học, khóa học nhằm phát triển bản thân để phục vụ công việc cho Nhà trường như các lớp: Trung cấp Lý luận chính trị, Bồi dưỡng giảng viên chính, phương pháp giảng dạy tích cực, bồi dưỡng về kiến thức công đoàn và nhiều các lớp học khác do Nhà trường tổ chức.

3.1.2. Về công tác đoàn thể

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành công đoàn trường cùng với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao của các đoàn viên trong Tổ công đoàn, công đoàn khoa đã tích cực tham gia tất cả các hoạt động mà Công đoàn tổ chức, tham gia tất cả các cuộc thi mà Công đoàn Nhà trường phát động: Hội thi giáo viên dạy giỏi (năm 2008 và năm 2018); Hội thi kéo co toàn trường (năm 2016); giải cầu lông mở rộng toàn trường (năm 2018); Hội thi trang phục công sở (năm 2017); Hội thi nấu ăn chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (năm 2019); Hội thi hát Karaoke chào mừng ngày 20/10 (năm 2019). Đặc biệt, Công đoàn Khoa Kinh tế đã đạt được một số thành tích tại các hội thi như: 01 giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi (năm 2008); 01 giải nhất đôi nữ giải cầu lông giải thể thao công đoàn trường ĐHCĐ (năm 2019); 01 giải nhì và 01 giải 3 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu các quy định nội bộ hiện hành của trường ĐHCĐ (năm 2020).

Tích cực tham gia xây dựng tổ chức Công đoàn, xây dựng Đảng: Sinh hoạt Tổ công đoàn được tiến hành lồng ghép với sinh hoạt chuyên môn. Tổ Công đoàn có họp để kiểm lại những công việc đã làm được đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho các tháng tiếp theo. Sự phối hợp giữa các thành viên trong Tổ công đoàn nhiệt tình, nghiêm túc phù hợp với năng lực, sở trường của từng đoàn viên đảm bảo sự thống nhất, đoàn kết để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Quan tâm, khích lệ đoàn viên tích cực phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

3.1.3. Những thành tích đạt được trong 5 năm gần đây

Kết quả của sự phấn đấu liên tục và không ngừng của các giảng viên, cùng với sự đồng lòng đoàn kết và quyết tâm cao, Khoa đã liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và “Tập thể lao động tiên tiến” trong nhiều năm. Đặc biệt, năm 2016, Khoa đã vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, và đến năm 2017, khoa tiếp tục được nhận Giấy khen của Ban chấp hành Công đoàn các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đây là động lực lớn để khoa tiếp tục cố gắng phấn đấu, tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xây dựng khoa ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của Nhà trường.

3.2.  Những định hướng mới

- Xây dựng tập thể Khoa vững vàng về chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh năng lực, chiều sâu và chất lượng nghiên cứu.

- Trong sạch về tư tưởng đạo đức, lối sống; tập thể đoàn kết, vững mạnh, đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Nhà trường.

- Hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy - học, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ đáp ứng sự thay đổi của giáo dục đại học hiện nay

- Phát huy thế mạnh là sự năng động, nhiệt huyết của các giảng viên trẻ trong mọi công tác, từ công tác chuyên môn đến các phong trào đoàn thể.

Khoa Kinh tế là một trong những đơn vị ra đời sớm kể từ khi Trường Cao cấp công đoàn (và hiện giờ là Trường Đại học Công đoàn) được thành lập. Với sự quyết tâm, nỗ lực cống hiến của các thế hệ giảng viên, Khoa Kinh tế đã, đang và sẽ luôn cố gắng phát huy tối đa sức mạnh đóng góp vào sự phát triển chung của Nhà trường. Trong quá khứ, trong hiện tại và cả tương lai Khoa Kinh tế luôn là một ngôi nhà nghĩa tình của nhiều thế hệ giảng viên và sinh viên Trường Đại học Công đoàn. Chặng đường 44 năm ra đời đồng hành cùng lịch sử 75 năm hình thành và phát triển của nhà trường sẽ là truyền thống quý báu và lâu bền của các thế hệ cán bộ, giảng viên của khoa. Giữ vững và phát huy truyền thống đó, Khoa Kinh tế sẽ cùng với các đơn vị khác xây dựng Trường Đại học Công đoàn ngày càng lớn mạnh góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội nói chung và tổ chức công đoàn nói riêng, thực hiện sứ mệnh của Nhà trường./.

Một số hình ảnh của Khoa Kinh tế:


 

 

 

Tin liên quan
Top