Tin Khác

KHOA AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

KHOA AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP


Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Phòng 208 tầng 2 nhà B- Trường Đại học Công đoàn, 169 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội.

Số điện thoại: 0243 8517081

Giới thiệu 

Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Trưởng khoa:          PGS.TS. Vũ Văn Thú

   Email: thuvv@dhcd.edu.vn

Phó Trưởng Khoa: TS. Đỗ Thị Lan Chi

   Email: chidtl@dhcd.edu.vn

Các giảng viên: 

TT

HỌC HÀM, HỌC VỊ

HỌ TÊN

EMAIL

  1.  

Tiến sỹ

Nguyễn Hồng Sơn

Sonnh@dhcd.edu.vn

  1.  

Tiến sỹ

Tô Xuân Quỳnh

Quynhtx@dhcd.edu.vn

  1.  

Tiến sỹ

Nguyễn Đắc Diện

Diennd@dhcd.edu.vn

  1.  

Tiến sỹ

Nguyễn Đức Khoáng

Khoangnd@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Vũ Thị Phương Thúy

Thuyvtp@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Lê Thị Oanh

Oanhlt@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Tô Đức Hạnh

Hanhtd@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Đào Thị Thu Hà

hadtt@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Nguyễn Duy Hùng

Hungnd@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Đào Bằng Giang

Giangdb@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Trương Thị Yến Nhi

Nhitty@dhcd.edu.vn

  1.  

Thạc sỹ

Nguyễn Thị Tuyến

Tuyennt@dhcd.edu.vn

Cố vấn học tập:   ThS. Vũ Thị Phương Thúy

Email: Thuyvtp@dhcd.edu.vn

Giáo vụ khoa:      ThS. Vũ Trọng Đại

Email: Daivt@dhcd.edu.vn

Chức năng, nhiệm vụ 

Chức năng

Khoa An toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp (ATLĐ & SKNN) là một trong những khoa được thành lập rất sớm trong Trường Đại học Công đoàn. Tiền thân là Khoa Kỹ thuật Bảo hộ lao động (BHLĐ), được thành lập từ ngày 15 tháng 5 năm 1983, thuộc Trường Cao cấp Công đoàn. Sau khi Trường Cao cấp Công đoàn được chuyển thành Trường Đại học Công đoàn năm 1992 theo QĐ 174-CT ngày 19/05/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì khoa BHLĐ cũng được chấp thuận đào tạo trình độ ĐH ngành BHLĐ. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, khoa đổi tên thành Khoa An toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.

Khoa có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực về ATVSLĐ ở bậc đại học và sau đại học; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH và HNQT.

Đến năm 2030, Khoa sẽ là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước về đào tạo nhân lực an toàn, vệ sinh lao động; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ

Khoa là đơn vị chuyên môn then chốt, có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu về ATVSLĐ. Khoa quản lý đào tạo bậc đại học ngành BHLĐ và quản lý chuyên môn đào tạo bậc cao học ngành Quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển dài hạn của Khoa phù hợp với định hướng của Nhà trường và xu thế phát triển của giáo dục đại học toàn cầu. 


Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thực tế, khoa còn mở các lớp đào tạo trình độ đại học ngành BHLĐ hệ vừa làm - vừa học, đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật ATVSLĐ. Khoa cũng đã tập huấn nghiệp vụ ATVSLĐ cho hàng ngàn công nhân, người lao động trên khắp mọi miền đất nước. 

Đào tạo      

5.1

Trình độ đào tạo

Đại học

Cao học

5.2

Tên ngành

Bảo hộ lao động

Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

5.3

Mã ngành

7.85.02.01

8.34.04.17

5.4

Đối tượng tuyển sinh

Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương.

Sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành BHLĐ và các ngành gần, tương đương.

5.5

Thời gian đào tạo

4 năm

2 năm

5.6

Bằng tốt nghiệp

Bằng cử nhân ngành BHLĐ

Bằng Thạc sĩ ngành quản lý AT và SKNN

5.7

Vị trí việc làm

  • Làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và xã hội các cấp từ trung ương đến địa phương.

  • Làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn từ Trung ương đến địa phương.

  • Đảm nhận các vị trí là cán bộ tổ chức, cán bộ làm công tác An toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. 

  • Làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động, sức khỏe nghề nghiệp.

  • Làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về An toàn, vệ sinh lao động tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo.

  • Làm tại các đơn vị cung ứng các dịch vụ về An toàn, vệ sinh lao động. 

  • Làm việc cho tổ chức ILO.

  • Chuyên gia tư vấn chiến lược an toàn lao động, lãnh đạo các dự án lớn liên quan đến bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động tại các tổ chức quốc gia hoặc quốc tế.

  • Quản lý ATVSLĐ tại các  trong doanh nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. 

  • Nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu trong các viện nghiên cứu và trường đại học về ATVSLĐ.

  • Cố vấn cấp cao về phát triển chính sách an toàn lao động cho các tổ chức nhà nước, cơ quan bảo vệ lao động, hoặc các tập đoàn đa quốc gia.

  • Quản lý tại các đơn vị cung ứng các dịch vụ về An toàn, vệ sinh lao động. 

  • Làm chuyên gia về ATVSLĐ cho các tổ chức Quốc tế.

Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa chủ yếu tập trung vào việc phát hiện các nguy cơ trong môi trường lao động, phát triển công cụ đánh giá rủi ro và cải thiện các phương pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 

Giảng viên trong khoa là lực lượng nòng cốt, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề mới, như tác động của công nghệ hiện đại đến an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Các nghiên cứu này không chỉ ứng dụng trực tiếp trong ngành mà còn đóng góp vào việc cải thiện chính sách và quy định an toàn lao động. 

Bên cạnh đó, sinh viên của Khoa cũng tham gia vào các dự án nghiên cứu thông qua các khóa luận, thực tập khoa học, và các đề tài nghiên cứu nhỏ, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tư duy phân tích, và giải quyết vấn đề trong thực tiễn lao động. 

Nhờ sự kết hợp giữa nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, Khoa không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng góp vào việc phát triển nền khoa học an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.

Các hướng nghiên cứu chính:

Nghiên cứu, các yếu tố mới ảnh hưởng đến sức khỏe lao động, đặc biệt trong các ngành nghề và công nghệ hiện đại.

Nghiên cứu các phương pháp và công cụ hiện đại để đánh giá, phân tích và kiểm soát rủi ro lao động.

Xây dựng và hoàn thiện các mô hình quản lý an toàn lao động, áp dụng từ cấp cơ sở đến toàn cầu để giảm thiểu tai nạn.

Đề xuất giải pháp ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động thông qua các biện pháp can thiệp kịp thời.

Phân tích tác động tâm lý và xã hội đến sức khỏe và hiệu quả công việc, từ đó cải thiện môi trường làm việc.

Hoạt động đoàn thể:

Hoạt động đoàn thể trong Khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường học tập và làm việc năng động, đoàn kết. Các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, và các câu lạc bộ chuyên môn thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động ngoại khóa, và chương trình giao lưu để tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên. Những hoạt động này không chỉ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, mà còn khuyến khích tinh thần làm việc nhóm và phát triển các kỹ năng lãnh đạo.

Ngoài ra, Khoa cũng chú trọng đến việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề, và các hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Các hoạt động này giúp sinh viên và giảng viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành và đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn lao động trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, khoa khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và các chương trình đào tạo, huấn luyện an toàn lao động. Những hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn hình thành các giá trị nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong công việc cho sinh viên.

Thành tích – khen thưởng:

Năm khen thưởng

Loại khen thưởng

Nội dung khen thưởng

Đơn vị khen thưởng

2023

Bằng khen

Thành tích xuất sắc trong việc phối hợp đào tạo và thực hiện về công tác An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2019- 2023

Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội

2022

Bằng khen

Thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo và kiểm định chương trình Đại học

BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

2016

Bằng khen

Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng ổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2015

BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

2011

Bằng khen

Thành tích xuất sắc trong pho phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng ổ chức Công đoàn vững mạnh năm 2010

BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

2012

Bằng khen

Thành tích xuất sắc trong phong trào xanh sạch đẹp, đảm bảo An toàn vệ sinh lao động năm 2011

BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

1991

Bằng khen

Đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn trong quá trình 45 năm thành lập trường 1946- 1991

BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam


Định hướng phát triển

Khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ người lao động. Để đạt được mục tiêu này, khoa xác định các định hướng phát triển sau:

Cải tiến chương trình đào tạo: Khoa sẽ liên tục cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và xu hướng phát triển của công nghệ. Cùng với đó, khoa sẽ phát triển các chuyên ngành mới, tích hợp các kiến thức liên ngành để sinh viên có thể tiếp cận những xu hướng mới trong nghề nghiệp.

Tăng cường nghiên cứu khoa học: Khoa sẽ đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học ứng dụng, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố nguy hiểm mới trong môi trường lao động, các công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Việc hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược nghiên cứu của khoa.

Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu: Khoa chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và tham gia vào các hội thảo quốc tế. Việc xây dựng một đội ngũ giảng viên mạnh mẽ và chuyên sâu sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của khoa.

Mở rộng hợp tác quốc tế: Khoa sẽ tiếp tục mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức và công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.

Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và nghiên cứu: Khoa sẽ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ kỹ thuật số vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Việc phát triển các nền tảng học trực tuyến, các phần mềm mô phỏng an toàn lao động sẽ giúp sinh viên có thể tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

Với những định hướng trên, khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp mong muốn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội.

 Một số hình ảnh

Cán bộ giảng viên khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp

 

Lễ kỉ niệm 40 năm thành lập khoa ATLĐ & SKNN và 30 năm đào tạo ngành Bảo hộ lao động

Khoa ATLĐ và SKNN tổ chức chương trình “Hưởng ứng ngày thế giới và sức khỏe tại nơi làm việc 2023”

Khoa ATLĐ & SKNN tổ chức Tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực An toàn vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu thực hiện trong tình hình mới năm 2023”

Khoa ATLĐ & SKNN tổ chức chương trình “Trao đổi Quản lý hệ thống và Định hướng nghề nghiệp”

Sinh viên thực hành Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn


Sinh viên khoa ATLĐ & SKNN thực tế tại doanh nghiệp

Giao lưu bóng đá giữa sinh viên và cựu sinh viên khoa ATLĐ & SKNN




 

Tin liên quan
Top