Tin Nổi bật

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

 

 

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

---------------------

CHUẨN ĐẦU RA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CÁC NGÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

(Kèm theo Quyết định số: 1351/QĐ  ngày  2712/2019  của Hiệu trưởng

Trường Đại học Công đoàn)

 

LỜI MỞ ĐẦU

Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành đào tạo tại trường Đại học Công đoàn (sau đây gọi tắt là “Chuẩn đầu ra”) là quy định của Trường về mục tiêu đào tạo; chuẩn về kiến thức; chuẩn về kỹ năng; Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp; Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp các ngành đào tạo tương ứng.

A. CHUẨN CHUNG CỦA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. Kiến thức chung:

- Có trình độ lý luận chính trị Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên:

+ Có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong các lĩnh vực xã hội và tự nhiên vào việc phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế, xã hội.

+ Hiểu và có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và nhân văn vào thực tế nghề nghiệp.

2. Thái độ hành vi:

- Có phẩm chất đạo đức đạt được các yêu cầu của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính qui theo Quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Có hiểu biết và phẩm chất chính trị tốt. Coi trọng ý thức công dân ý thức chấp hành pháp luật và ý thức cộng đồng trong hành vi ứng xử hàng ngày.

 - Có ý thức về phẩm chất, giá trị đạo đức, nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, tôn trọng các quy định, quy chế, nội quy của đơn vị.

3. Kỹ năng chung:

- Đạt được trình độ ngoại ngữ theo chuẩn chung của trường Đại học Công đoàn: Trình độ tiếng Anh B1 theo Khung tham chiếu châu Âu (TOEIC 500).

+ Có khả năng giao tiếp với những người nước ngoài. Có thể mở đầu những cuộc hội thoại trong những chủ đề hạn chế.

+ Có khả năng hiểu những yêu cầu và những tình huống thông thường.

+ Đọc, hiểu và soạn thảo các tài liệu và các văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

- Đạt được chuẩn kiến thức tin học, sử dụng hiệu quả phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của internet.

+ Kỹ năng đánh máy tính, kỹ năng cơ bản.

+ Có khả năng ứng dụng tin học trong hoạt động chuyên môn.

-  Lý luận và nghiệp vụ Công đoàn: Nắm vững những kiến thức cơ bản về vấn đề cơ bản về Công đoàn.

  + Sự ra đời và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam, 

  + Hệ thống tổ chức, tính chất, vị trí, vai trò, chức năng công đoàn và các mặt công tác của tổ chức Công đoàn Việt Nam và của Công đoàn cơ sở.

+ Các nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hoạt động và phương pháp hoạt động của Công đoàn.


B. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

I. Ngành Bảo hộ lao động

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân kỹ thuật Bảo hộ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề.

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Có trình độ lý luận chính trị Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; Có kiến thức cơ sở cần thiết về BHLĐ; Có kiến thức chuyên sâu lĩnh vực Bảo hộ lao động bao gồm kiến thức về Kỹ thuật an toàn lao động, Kỹ thuật vệ sinh lao động, Kiến thức về Luật pháp - chế độ - chính sách Bảo hộ lao động, Nghiệp vụ kiểm tra Bảo hộ lao động, Thanh tra nhà nước về Bảo hộ lao động, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động. Đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học, sử dụng hiệu quả phần mềm văn phòng và các dịch vụ chính của internet. Có lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành Bảo hộ lao động có những kỹ năng: Kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành Bảo hộ lao động, có khả năng ứng dụng kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống; Kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp về Bảo hộ lao động; Kỹ năng quản lý rủi ro ATVSLĐ; Kỹ năng tổ chức tập huấn, huấn luyện về Bảo hộ lao động cho các đối tượng khác nhau; Tư vấn về ATVSLĐ.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

 Sinh viên tốt nghiệp ngành BHLĐ có đủ khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Có đủ khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động BHLĐ trong đơn vị, tổ chức.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ tổ chức, làm công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp; Kiểm tra bảo hộ lao động của Công đoàn; Thanh tra nhà nước về An toàn lao động. Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về Bảo hộ lao động tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các  Cơ sở đào tạo.

II. Ngành Công tác xã hội

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Kiến thức chung: Vận dụng được hệ thống kiến thức về Khoa học, Lý luận, Chính trị trong các hoạt động nghiên cứu và chuyên môn nghiệp vụ. Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ TOEIC 500 điểm.

Kiến thức theo lĩnh vực: Áp dụng được các phương pháp NCKH Xã hội, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu. Sử dụng được kiến thức Khoa học Xã hội và nhân văn vào học tập và nghiên cứu. Vận dụng và ứng dụng được các kiến thức cơ bản về Tự nhiên để thu thập, phân tích và đánh giá thông tin trong học tập và nghiên cứu, thích ứng với thời đại Công nghiệp 4.0.

Kiến thức cơ sở ngành: Vận dụng được kiến thức về lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội, dịch vụ xã hội trong hoạt động nghề nghiệp. Vận dụng được kiến thức về hành vi con người và môi trường xã hội, kiến thức về tâm lý học, xã hội học, luật học, lịch sử, văn hóa…vào nhận diện, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề xã hội trong hoạt động thực tiễn cũng như trong hoạt động NCKH liên quan đến CTXH.

Kiến thức ngành: Đánh giá được đặc điểm, nhu cầu và các vấn đề gặp phải của những người gặp khó khăn/vấn đề mà họ không thể tự giải quyết được nói chung và của các nhóm đặc thù trong CTXH nói riêng như: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người cao tuổi, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động di cư, nhóm người tham gia tệ nạn xã hội…; Vận dụng được những lý thuyết khoa học để xác định vấn đề, lý giải các vấn đề và ứng dụng các mô hình can thiệp trong CTXH với những đối tượng cá nhân, nhóm và cộng đồng; Vận dụng được các phương pháp can thiệp trực tiếp (cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng) và can thiệp gián tiếp (nghiên cứu và vận động chính sách, quản trị CTXH) trong nghiên cứu và thực hành CTXH.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Kỹ năng chuyên môn: Có kỹ năng vận động, xây dựng, thực thi, đánh giá hệ thống chính sách xã hội; kỹ năng tiếp cận và nhận diện các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng tham vấn đối với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng can thiệp và kết nối nguồn lực cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; kỹ năng lượng giá các hoạt động can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; triển khai nghiên cứu dựa trên thực hành và thực hành dựa trên nghiên cứu.

Kỹ năng bổ trợ: Có khả năng làm việc độc lập, thích ứng với các môi trường khác nhau; kỹ năng tư duy phản biện trong hoạt động nghề nghiệp; kỹ năng khai thác thông tin; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề khoa học..


2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong quá trình NCKH hoặc triển khai các hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh CTXH; Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác trong quá trình hoạt động thực tiễn hoặc NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH; Có khả năng tự định hướng, đưa ra được kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được luận điểm cá nhân trong quá trình hoạt động thực tiễn hoặc NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH; Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động thực tiễn và hoạt động NCKH liên quan đến lĩnh vực CTXH.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc liên quan đến cung ứng dịch vụ CTXH tại các đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể: Làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương; Làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện…; Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo có liên quan đến CTXH; Làm việc trong các dự án phát triển cộng đồng của các Bộ, Ban, Ngành; Làm việc tại các phòng Tổ chức, phòng quản lý Nhân sự, phòng Hành chính của tất cả các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp trong nước; Làm việc tại các tổ chức NGOs; Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội; Có thể cung cấp các dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực CTXH (người già, trẻ em, phụ nữ,…)

Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ điều kiện nâng cao trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ CTXH.


III. Ngành Kế toán

1. Mục tiêu

Đào tạo cử nhân kế toán đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá, sức khỏe và năng lực nghề nghiệp thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội; nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế; có năng lực thực hành nghề kế toán và khả năng hoạch định chính sách kế toán. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế hoặc giảng dạy tại các Viện, trường, các cơ sở đào tạo. Sinh viên được đào tạo với chương trình không ngừng được cải tiến, phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới, hoàn thiện và hội nhập quốc tế

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đạt chuẩn kiến thức của trình độ đại học, có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về kế toán; có đủ khả năng tác nghiệp, tổ chức thực hiện và tư vấn các vấn đề về kế toán, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể:

- Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về kế toán; biết cách vận dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết tốt các tình huống cụ thể trong công tác kế toán.

- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật

- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của chuyên môn kế toán trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

- Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động kế toán tại các đơn vị, tổ chức.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

- Có kiến thức bổ trợ để phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành kinh tế.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đạt chuẩn đầu ra về kỹ năng sau:

- Có kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan tới hoạt động kế toán trong các đơn vị, tổ chức; có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

- Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp thuộc lĩnh vực chuyên môn kế toán.

- Đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định của Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và quy định chuẩn ngoại ngữ của Trường.

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán phải đạt chuẩn về mức tự chủ và trách nhiệm sau:

- Có đủ khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Có đủ khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động kế toán trong đơn vị, tổ chức.

Về thái độ: Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán phải đạt chuẩn về thái độ, hành vi sau: Có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân; tôn trọng những chuẩn mực đạo đức trong xã hội; Tuân thủ pháp luật của quốc gia và quốc tế; tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh; có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động; Có đạo đức nghề nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật; năng động, nhiệt tình và có tinh thần hợp tác trong công việc; sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, trung thực, khách quan; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, tự chủ, phản biện, sáng tạo, ý thức tự học tập nghiên cứu tốt.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế hoặc giảng dạy tại các Viện, trường, các cơ sở đào tạo. Sinh viên được đào tạo với chương trình không ngừng được cải tiến, phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới, hoàn thiện và hội nhập quốc tế

IV. Ngành Luật

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ nhân dân và cộng đồng; có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề; có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm để đạt thành công trong nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để phát triển năng lực học tập suốt đời.

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Có kiến thức lý thuyết chuyên môn sâu trong lĩnh vực đào tạo; Hiểu biết các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quy định của pháp luật vào thực tiễn để có thể quản lý điều hành, giải quyết các công việc phức tạp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực pháp luật để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để hoàn thành công việc phức tạp, đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Luật trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để tổ chức, điều hành, giám sát các hoạt động của đơn vị; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực pháp luật một cách linh hoạt, hiệu quả; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật để bảo đảm cho sự tự chủ trong tôn trọng và vận dụng phù hợp các quy định pháp luật, quy định của đơn vị. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp luật; có sáng kiến, có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau khi thực hiện nhiệm vụ được giao; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

NH sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của vị trí công tác tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu…; ở cả phạm vi trong nước, có yếu tố nước ngoài và ở nước ngoài, ở cả khối đơn vị sự nghiệp và tư thục. Cụ thể:

- Các vị trí công tác thuộc bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương,

- Tại các tổ chức của Đảng, Mặt trận tổ quốc, các Hội, Hiệp hội, Đoàn, Công đoàn … từ trung ương đến địa phương.

- Trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: Có khả năng đảm nhiệm chức danh quản lý điều hành hay trợ lý cho Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, pháp chế, hành chính, tổ chức - nhân sự....

- Đảm nhận công việc của một tư vấn viên, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

- Có thể tham gia giảng dạy các môn học về Luật trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tiến hành NCKH tại các viện nghiên cứu chuyên ngành….

V. Ngành Quan hệ lao động

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân Quan hệ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Về mặt kiến thức chung: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra Trường có thể nắm chắc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong các lĩnh vực xã hội và tự nhiên vào việc phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế, xã hội; Hiểu và có khả năng vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và nhân văn vào thực tế nghề nghiệp.

Về mặt kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: Sau khi tốt nghiệp ra Trường, CTĐT sẽ tập trung hình thành cho người học các kỹ năng thương lượng tập thể, kỹ năng ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp. Các kỹ năng đặc thù trong việc hòa giải, trọng tài và giải quyết các tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. CTĐT hình thành cho người học các phương pháp xây dựng kế hoạch triển khai Quan hệ lao động (phương pháp xây dựng, xác định các tiêu chí, mục tiêu phát triển QHLĐ mang tính hiệu quả). Các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết, cũng như các quy định quản lý của nhà nước về QHLĐ.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Bên cạnh các kỹ năng chung như người học được trang bị các kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả, sáng tạo;  Kỹ năng tư duy Khoa học, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm thì CTĐT ngành QHLĐ còn trang bị cho người học những kỹ năng chuyên môn như kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp; phương pháp phân tích, đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lao động và tổ chức đoàn thể của họ. Sinh viên được đào tạo khả năng tham gia vào quá trình thiết lập QHLĐ tại doanh nghiệp như một nhà quản trị nguồn nhân lực; cũng như có kỹ năng thương lượng, thuyết phục người lao động.

Thái độ nghề nghiệp: người học có thái độ đúng đắn về nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp…

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Người học có thái độ đúng đắn về nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp; tự chủ nghiên cứu và chịu trách nhiệm trong việc vận dụng kiến thức phù hợp với nhu cầu của vị trí việc làm, đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên ngành.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Với việc trang bị tốt kiến thức, kỹ năng, thái độ cùng với quá trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, sinh viên Quan hệ lao động có khả năng tìm kiếm việc làm tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xử lý các vấn đề trong quan hệ lao động, tại các hệ thống tổ chức công đoàn các cấp, các cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trung tâm nghiên cứu về lao động và công đoàn.

Vị trí công tác cụ thể:

Giám đốc, phó giám đốc nhân sự, trưởng phòng tổ chức cán bộ, chuyên viên nhân sự trong các cơ quan doanh nghiệp

Chủ tịch Công đoàn, ủy viên Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ Công đoàn chuyên trách trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện người lao động

Chuyên viên nghiên cứu về lao động và công đoàn của các viện, trường đại học và các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm

Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu cho các dự án về lao động, xã hội, về công đoàn

VI. Ngành Quản trị kinh doanh

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân; có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Cử nhân ngành QTKD phải có kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh như khởi sự kinh doanh, khởi tạo doanh nghiệp, hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng và quản trị dự án kinh doanh, tổ chức phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Chuẩn kỹ năng

Cử nhân ngành QTKD cần có các kỹ năng cứng của chuyên ngành QTKD như kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tác nghiệp các hoạt động quản trị, kỹ năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như kỹ năng quản trị và lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết xung đột,…

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Người học có năng lực tự chủ về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc; tự chủ trong học tập và nghiên cứu. Người học có Có đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy chế làm việc của doanh nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, hợp tác với đồng nghiệp, có tinh thần doanh nhân.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD có khả năng trong việc khởi nghiệp cũng như quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các công ty liên doanh; công ty của riêng mình và công ty gia đình; có thể làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đoàn thể, các vụ, viện, trường học....

Về khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc học tập và nghiên cứu; có đủ năng lực tham gia CTĐT sau đại học ngành Quản trị kinh doanh và ngành khác thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý.

VII. Ngành Quản trị nhân lực:

1. Mục tiêu

Đào tạo những cử nhân QTNL có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

- Nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến thức cơ sở ngành như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị học, quản lý dân số và lao động, văn hóa doanh nghiệp... vào việc phân tích các hoạt động quản trị trong các cơ quan, tổ chức.

- Hiểu một cách hệ thống, đồng bộ các lý thuyết, mô hình quản trị nhân lực, vận dụng và thực hiện được các phân tích từ cơ bản cho đến chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nhân lực trong các cơ quan, tổ chức.

- Phân tích được ảnh hưởng của môi trường đến các hoạt động quản trị nhân lực trong nước và quốc tế.

- Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành trong việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động quản trị nhân lực trong các cơ quan, tổ chức:

+ Biết phân tích và thiết kế công việc, tiêu chuẩn hóa các vị trí, chức danh trong doanh nghiệp, xây dựng hệ thống định mức lao động;

+ Lập kế hoạch về nhân sự;

+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn lao động trong tổ chức, doanh nghiệp;

+ Thực hiện chương trình hội nhập vào môi trường làm việc giúp người lao động nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp và công việc;

+ Tổ chức lao động trong doanh nghiệp, bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, khoa học nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực khác vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp làm cơ sở cho việc trả thù lao lao động được công bằng, thỏa đáng và thực hiện các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo và gia tăng động lực làm việc;

+ Xây dựng và quản lý hệ thống thù lao lao động trong doanh nghiệp nhằm kích thích về vật chất và tinh thần cho người lao động;

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp;

+ Giải quyết tốt các mối quan hệ lao động, quan hệ đối tác xã hội...

2.2. Chuẩn về Kỹ năng

- Có kỹ năng tìm kiếm, thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin để giải quyết các vấn đề chuyên môn về quản trị nhân lực.

- Có khả năng sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng về quản trị nhân lực và các công cụ toán, thống kê, kinh tế lượng... hỗ trợ cho việc phân tích số liệu làm căn cứ đưa ra các quyết định về quản trị nhân lực.

- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết hiệu quả công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy để giải quyết tốt các vấn trong thực tiễn.

- Có kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ để giải quyết các công việc chuyên môn (Theo CĐR ngoại ngữ, tin học của Trường ĐHCĐ).

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

- Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục học tập cao hơn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

- Có năng lực dẫn dắt và ảnh hưởng về chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên sâu; có sáng kiến trong thực hiện các công việc được giao; có khả năng tự định hướng và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

- Có khả năng đưa ra các kết luận về các vấn đề trong lĩnh vực chuyên sâu của mình; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

- Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; tôn trọng và chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật; năng động, nhiệt huyết và luôn có tinh thần hợp tác và trách nhiệm với công việc.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân quản trị nhân lực có thể làm việc tại: Các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các bộ, ngành, các cơ quan trung ương và địa phương với chức năng quản trị nhân lực; Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo khác (nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy về quản trị nhân lực); Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; Các trung tâm tư vấn, giới thiệu lao động và việc làm.

Cử nhân quản trị nhân lực có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước để đạt trình độ, bằng cấp cao hơn; Tiếp tục tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ.


VIII. Ngành Tài chính ngân hàng:

1. Mục tiêu

Đào tạo cử nhân ngành TCNH có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có tinh thần phục vụ công nhân, viên chức, người lao động và nhân dân, có tinh thần say mê, yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về, đáp ứng các yêu cầu cần thiết của người lao động trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Nắm vững các nguyên lý và kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng; thị trường tài chính và các trung gian tài chính; chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

 Thực hiện và vận dụng thành thạo các kiến thức hiện đại về tài chính - tiền tệ - ngân hàn để phân tích, đánh giá biến động của thị trường tài chính, ngân hàng và tình hình tài chính doanh nghiệp.

Có khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Có thể phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định tài chính và các giải pháp quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả như: quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư, đưa ra các dự báo tài chính, hoạch định chính sách phân phối lợi nhuận, sử dụng đòn bẩy, quản trị vốn kinh doanh, quản trị dòng tiền, quản trị rủi ro tài chính…

Hiểu được các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng như: huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Có khả năng đánh giá, phân tích, xây dựng quy trình đối với các nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng: thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, kế toán ngân hàng, quản trị ngân hàng, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro và các hoạt động khác có liên quan để có khả năng tác nghiệp tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác một cách hiệu quả.

 Am hiểu và thực hành tốt các nghiệp vụ về thuế, tài chính công, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các chính sách tài chính vĩ mô: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước….

2. Chuẩn về kỹ năng:

Có kỹ năng để thực hiện thành thạo các nghiệp vụ cơ bản liên quan tới các công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng:

- Kỹ năng thu thập, thống kê, tính toán và phân tích dữ liệu, xử lý tình huống để giải quyết các vấn đề trong công việc; nghiên cứu các vấn đề cơ bản và chuyên sâu liên quan tới chuyên môn và ra quyết định trong hoạt động quản trị tại các đơn vị trong ngành tài chính, ngân hàng.

- Áp dụng tốt kỹ năng tìm kiếm, khai thác và phân tích thông tin chuyên ngành làm cơ sở để ra các quyết định đầu tư, hoạch định tài chính và các quyết định tài chính, tín dụng ... để hoàn thành tốt các công việc chuyên môn

- Kỹ năng phân tích tài chính để cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định.

- Kỹ năng sử dụng các công cụ tài chính để quản lý rủi ro, hoạch định các chính sách tài chính.

- Kỹ năng tham vấn để điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách tài chính.

- Kỹ năng giao tiếp: có tác phong chuyên nghiệp và khả năng hoàn thành mục tiêu trong giao dịch với các chủ thể liên quan; khả năng tiếp nhận yêu cầu và tạo dựng sự hài lòng trong giao tiếp với các đối tượng khách hàng; Hiểu và phân tích được hành vi, ứng xử, kỹ năng của các đối tượng giao tiếp.

- Kỹ năng thuyết trình các vấn đề về chuyên môn: có kỹ năng tổ chức trình bày, diễn đạt và truyền đạt tốt các vấn đề chuyên môn, giúp cho người nghe có thể hiểu rõ, thuyết phục và tạo sự đồng thuận của người nghe.

- Kỹ năng tư duy, làm việc độc lập: có kiến thức cơ sở vững chắc, kỹ năng tiếp cận, tư duy và tìm được phương án tốt nhất để giải quyết các vấn đề một cách độc lập; có kỹ năng quản lý thời gian và quản trị công việc.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm: có kỹ năng tổ chức làm việc theo nhóm, chia sẻ ý kiến và thảo luận với các thành viên trong nhóm; có khả năng lãnh đạo nhóm, phân công nhiệm vụ, tạo động lực, giám sát hoạt động của nhóm, định hướng và nêu các ý tưởng mới về công việc, về sản phẩm của nhóm, tổng kết các vấn đề đưa ra thảo luận nhóm.

- Có khả năng sử dụng thành thạo các kiến thức tin học căn bản, giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng các ứng dụng phần mềm của Microsoft Ofice: MS-Excel, MS- Word, PowerPoint; sử dụng thành thạo kĩ năng tư duy và tổ chức công việc; thành thạo và sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn trong môi trường Internet; sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng thuộc chuyên ngành đào tạo.

- Sử dụng ngoại ngữ giao tiếp và chuyên ngành thành thạo.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức xã hội, có tinh thần trách nhiệm công dân, tuân thủ tốt quy định, luật pháp của nhà nước và cộng đồng.

Có đạo đức nghề nghiệp: Trung thực nhiệt tình trong công việc, có tư cách, tác phong, thái độ đáp ứng chuẩn mực của ngành; tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp; tuyệt đối tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; chính trực, thẳng thắn, khách quan

Có trách nhiệm nghề nghiệp: Có trách nhiệm cao với các công việc được giao; luôn có tinh thần cầu thị, xây dựng và thực hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp; điềm tĩnh, tự tin khi ra quyết định

Có trách nhiệm xã hội: Có trách nhiệm xã hội tốt đối với tập thể đơn vị và đối với cộng đồng; tinh thần, thái độ phục vụ tận tụy; tôn trọng khách hàng; tuân thủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ; tuân thủ luật pháp và quy định của cơ quan làm việc; có ý thức xây dựng tập thể đơn vị.

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại những vị trí sau:

- Làm việc tại các ngân hàng thương mại với các vị trí như: cán bộ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, giao dịch viên ...

- Làm cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp.

- Làm việc tại các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư.

- Làm chuyên viên tại các sở giao dịch chứng khoán, ngân hàng nhà nước; các cơ quan quản lý tài chính nhà nước như: cơ quan tài chính, kho bạc, thuế.

- Có thể giảng dạy các môn học chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng về chuyên ngành tài chính ngân hàng

IX. Ngành Xã hội học

1. Mục tiêu

Đào tạo cử nhân XHH có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội. Nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp

2.  Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2.1. Chuẩn về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH đạt chuẩn kiến thức của trình độ đại học, có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về XHH; có đủ khả năng tác nghiệp, tổ chức thực hiện và nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của chuyên môn XHH; Có kiến thức về lập kế hoạch, nhận định, tổ chức thực hiện và tiến hành phân tích, nghiên cứu các vấn đề xã hội tại các đơn vị, tổ chức; Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; Có kiến thức bổ trợ để phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành xã hội

2.2. Chuẩn về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH có kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới các hoạt động trong các đơn vị, tổ chức. Có kỹ năng phân tích, thuyết trình đề tài, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp thuộc lĩnh vực chuyên môn xã hội học. Đạt chuẩn ngoại ngữ và CNTT theo quy định.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH có đủ khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Có đủ khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu trong đơn vị, tổ chức.

Về phẩm chất đạo đức: Sinh viên tốt nghiệp ngành XHH phải có ý thức cộng đồng và trách nhiệm công dân; tôn trọng những chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Tuân thủ pháp luật của quốc gia và quốc tế; có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động. Có đạo đức nghề nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật; năng động, nhiệt tình và có tinh thần hợp tác trong công việc; sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, trung thực, khách quan; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, tự chủ, phản biện, sáng tạo...

4. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng kiến thức xác hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng

 

Nơi nhận:

- Bộ GD&ĐT; Tổng LĐLĐ VN (để báo cáo);

- Ban Giám hiệu (để chỉ đạo);

- Các đơn vị (để thực hiện);

- VC, NLĐ, SV (để thực hiện);

- Lưu: VT, P. ĐT; Trang TT.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

TS. Nguyễn Đức Tĩnh

Tin liên quan
Top