Tin Phòng ban - Khoa - Bộ môn

KHOA XÃ HỘI HỌC TỔ CHỨC THỰC HÀNH 1 CHO SINH VIÊN- KHI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP GẮN VỚI GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG


Thực hiện kế hoạch số 71/KH-ĐHCĐ ngày 02 tháng 05 năm 2024 của Trường Đại học Công đoàn,  Khoa Xã hội học đã tổ chức cho sinh viên năm 3- lớp XH25A,B,C đi thực hành tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.


Sinh viên XH25A,B,C thực hành tại địa phương với chủ đề “Phát huy giá trị di sản văn hóa, lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương gắn với chuyển đổi nghề nghiệp phát triển du lịch của người dân tỉnh Phú Thọ”; tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính : Phát huy và gìn giữ những giá trị di sản văn hoá, lịch sử khu di tích Đền Hùng; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Biểu tượng cội nguồn tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; và Chuyển đổi nghề nghiệp phát triển du lịch của người nông dân


Quang cảnh buổi gặp gỡ và trao đổi nghiên cứu giữa Khoa Xã hội học và Ban quản lý 

Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng

Buổi trao đổi nghiên cứu giữa Khoa Xã hội học và Ban quản lý Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng đã diễn ra nghiêm túc và trên tinh thần khoa học, chia sẻ, cởi mở và nhân văn. Các sinh viên XH25A,B,C đã tích cực lắng nghe, ghi chép, thảo luận và trao đổi với báo cáo viên. Tham dự chương trình, về phía Ban quản lý Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng: Th.s Văn hóa học Phạm Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng. Về phía Khoa Xã hội học có TS. Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Khoa, Phụ trách Khoa; PGS.TS Hoàng Thị Nga- Phó khoa; TS. Phạm Thị Kim Xuyến - Tổ trưởng Công đoàn Khoa; ThS. Nguyễn Thị Minh Thúy - Giảng viên, Giáo viên chủ nhiệm khoá XH25; cùng toàn thể giảng viên trong Khoa.


Quang cảnh buổi gặp gỡ và trao đổi nghiên cứu giữa Khoa Xã hội học và Ban quản lý 

Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng

Khai mạc chương trình, TS. Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Khoa, Phụ trách Khoa nhận định việc lựa chọn địa điểm này phù hợp với vấn đề nghiên cứu của Khoa Xã hội học, linh hoạt trong nhiều góc độ tiếp cận, sinh viên khóa XH25 khảo sát thực tế không chỉ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc mà còn cung cấp dữ liệu, góc nhìn tổng quan nhất về cơ cấu kinh tế, thành phần việc làm của người dân xung quanh trong việc phát triển du lịch.

TS. Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Trưởng Khoa, Phụ trách Khoa phát biểu khai mạc

Tiếp tục chương trình trao đổi và nghiên cứu,Bà Phạm Thị Mai Hương đã có những chia sẻ về những đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương, nhấn mạnh những điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử cho sinh viên trong quá trình thực hành hiểu và vận dụng được vào trong báo cáo của mình. Là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh quan trọng nhất của Việt Nam, nơi ghi dấu sự tích của các vua Hùng đã có công dựng nước. khu di tích lịch sử Đền Hùng là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm của mình, bà Phạm Thị Mai Hương đã có những chia sẻ đầy xúc động về lòng yêu nước và những giá trị truyền thống của dân tộc để các sinh viên XH25 nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng. Con người có tổ, có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn. Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nước - Nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu "con Lạc - cháu Hồng". Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đây cũng là biểu tượng khơi nguồn và tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong suốt những chặng đường lịch sử của mình.

Bà Phạm Thị Mai Hương chia sẻ về những đặc điểm kinh tế- xã hội của địa bàn

Trong chương trình thực hành, các thầy cô đã hướng dẫn sinh viên những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản nhằm đa dạng hóa thông tin thu thập, quảng bá nét đẹp văn minh, thanh lịch của Trường Đại học Công đoàn. Sinh viên được tập huấn về thực hiện nhiên cứu định tính, các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin định tính; kỹ năng quan sát; phỏng vấn sâu…Sinh viên được phân thành các nhóm tiến hành phỏng vấn người dân tại các tổ của khu di tích.


Sinh viên XH25 ghi chép trong buổi trao đổi nghiên cứu

Sinh viên XH25 ghi chép trong buổi trao đổi nghiên cứu

Chuyến đi thực hành đã mang lại những kiến thức bổ ích cho thầy và trò Khoa Xã hội học. Các thầy cô có cơ hội rèn luyện tay nghề giảng dạy và nghiên cứu, để từ đó đưa kiến thức thực tiễn vào bài giảng một cách sinh động. Mỗi sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức trên lớp với thực tiễn địa bàn khảo sát, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nghề và thêm yêu ngành Xã hội học. Bên cạnh đó, chuyến thực hành điều kiện tối đa cho sinh viên học tập về chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước. Từ đó tạo nền tảng vững chắc về tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn để sinh viên Xã hội học phát huy kiến thức, cống hiến, xây dựng đất nước vững mạnh. Điều này phần nào đã thể hiện rằng khoa Xã hội học có chiến lược đào tạo gắn với thực tế, phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay. 

Khoa Xã hội học và đại diện lãnh đạo khu di tích lịch sử Đền Hùng chụp ảnh lưu niệm

Dưới đây là 1 số hình ảnh

Sinh viên thực hiện kỹ năng nghề nghiệp

Sinh viên thực hiện kỹ năng phỏng vấn

Sinh viên thực hiện kỹ năng nghề nghiệp

Sinh viên thực hiện kỹ năng quan sát

Sinh viên thực hiện phương pháp nghiên cứu rất chuyên nghiệp

Sinh viên thực hiện kỹ năng nghề nghiệp

Tập thể giảng viên và sinh viên thực tế tại khu di tích

Tập thể giảng viên và sinh viên thực tế tại khu di tích

Tập thể giảng viên và sinh viên thực tế tại khu di tích

Tập thể giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động ngoại khoá

 

ThS Vũ Yến Hà, Khoa Xã hội học


Tin liên quan
Top