Tin Đào tạo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC NĂM 2020

 

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:             /TB-ĐHCĐ

    

   Hà Nội, ngày        tháng      năm 2020

THÔNG BÁO

Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ Quản trị nhân lực năm 2020


Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ; Quyết định số 154/2015/QĐ-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường đại học Công đoàn đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản trị nhân lực, mã số: 9 34 04 04;

Trường Đại học Công đoàn Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2020 như sau;

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo các nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị nhân lực. Người theo học cấp này gọi là Nghiên cứu sinh (NCS).

2. Hình thức tuyển sinh và thời gian đào tạo

2.1. Hình thức tuyển sinh:  Xét tuyển

2.2. Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) là 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học và 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. 

Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 2 năm đầu của chương trình đào tạo.

3.  Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có các điều kiện sau:

 3.1. Văn bằng 

- Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.

 - Văn bằng tốt nghiệp, bảng điểm đại học, thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng bằng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://cnvb.wordpress.com).

3.2. Bài luận về dự định nghiên cứu

Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

3.3. Thư giới thiệu

Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.  

3.4. Bài báo khoa học

 Ứng viên dự tuyển là tác giả ít nhất 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

 3.5. Về trình độ ngoại ngữ

- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

   + Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

          + Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

  + Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; 

- Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.

3.6. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức). Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

3.7. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo qui định của Nhà trường.

4. Phương thức xét tuyển

-  Đánh giá hồ sơ dự tuyển gồm: Kết quả học tập; Công trình khoa học; Trình độ Tiếng Anh; Thư giới thiệu của nhà khoa học.

- Bài luận và dự định nghiên cứu

- Trình bày bài luận

- Tổng điểm các tiêu chí xét tuyển phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp theo thang điểm 100.

5. Hồ sơ tuyển sinh và thời gian nhận hồ sơ

5.1. Hồ sơ tuyển sinh: Ứng viên đăng ký xét tuyển nộp hồ sơ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành tại Khoa Sau đại học, Trường Đại học Công đoàn.

5.2. Thời gian nhận hồ sơ: đến 17 giờ 00 ngày 13/11//2020.

Hồ sơ dự tuyển nộp trực tiếp tại Văn phòng Khoa Sau đại học (trong giờ hành chính).

6. Kế hoạch xét tuyển: Dự kiến ngày 10/12/2020

Ghi chú: Lịch xét tuyển chính thức sẽ được đăng tải trên website của Trường http://www.dhcd.edu.vn. Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:

Khoa Sau đại học - Trường Đại học Công đoàn

Phòng 401 - nhà A. ĐT:  0243.533.4231      Fax:  0243.851.7084

 

 

Nơi nhận:     

- Bộ GD&ĐT;             (Để báo cáo)

- Tổng LĐLĐVN;

- Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố;

- Các Viện nghiên cứu, các Trường đại học;

- Công đoàn ngành TW;

- Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ;

- Lưu VT, Khoa SĐH.

HIỆU TRƯỞNG

 

 PGS.TS. Phạm Văn Hà

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Top