Tin Nổi bật

TỌA ĐÀM KHOA HỌC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG SÁCH CHUYÊN KHẢO LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN

         Thực hiện Công văn số 3773/TLĐ-TG ngày 15/03/2022 của Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN và Kế hoạch số 161/KH-ĐHCĐ ngày 25/11/2022 của Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn, ngày 21/12/2022, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Tọa đàm khoa học nhằm xây dựng, bàn luận và hoàn thiện dự thảo đề cương sách chuyên khảo “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”. Cuốn sách nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, người lao động giai đoạn 2021 - 2026.

          Tham dự Tọa đàm, có sự hiện diện của toàn thể Ban Lãnh đạo Trường Đại học Công đoàn; đại diện một số đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các nhà khoa học, chuyên gia; cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường và công chúng quan tâm đến chủ đề buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi Tọa đàm

Đến dự chương trình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường TS. Lê Cao Thắng cho rằng, buổi tọa đàm vừa thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan, vừa là diễn đàn trao đổi học thuật cần thiết cho các nhà khoa học và cán bộ, giảng viên Nhà trường. Cuốn sách chuyên khảo Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn” được xây dựng, bàn luận và hoàn thiện nghiêm túc ngày hôm nay sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. TS. Lê Cao Thắng hy vọng buổi tọa đàm nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà khoa học tham dự.

TS. Lê Cao Thắng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu 

Chủ trì buổi tọa đàm, PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng cho biết, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển của giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng khóa X, XI, XII đều nhấn mạnh nhiệm vụ then chốt trong phát triển quốc gia là phát triển giai cấp công nhân, mà mấu chốt là nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đến Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII, Đảng ta đã đưa ra chủ trương: "Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp bối cảnh, điều kiện mới”. PGS.TS Lê Mạnh Hùng mong muốn Tọa đàm sẽ là diễn đàn khoa học hiệu quả, sẽ nhận được các ý kiến quý báu của các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi về giai cấp công nhân và công đoàn, cũng như những góp ý nhận xét nhằm hoàn thiện đề cương sách chuyên khảo “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”. 

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phát biểu 

TS Phan Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng Khoa Quan hệ lao động và Công đoàn phát biểu đề dẫn Tọa đàm: Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với sự biến đổi mau lẹ về cơ cấu xã hội trong nền kinh tế thị trường, đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy trong cách nhìn nhận các giai cấp, trước hết và quan trọng hơn hết là giai cấp công nhân Việt Nam. Được sự đồng ý của lãnh đạo Trường Đại học Công đoàn, dưới sự chủ trì của PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Nhà trường, khoa QHLĐ&CĐ phối hợp với phòng Quản lý khoa học, xây dựng bản dự thảo đề cương cuốn sách chuyên khảo “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn” với nội dung gồm 02 phần chính: 

Phần thứ nhất: Lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam gồm 2 chương: Chương 1 “Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam”, chương 2 “Các quan điểm, sứ mệnh lịch sử và bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam”;

Phần thứ hai: Lý luận về tổ chức công đoàn Việt Nam gồm 3 chương: Chương 1 “Khái quát về công đoàn Việt Nam”, chương 2 “Tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam”, chương 3 ‘Công tác tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam”.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia Tọa đàm đều cho rằng, cuốn sách hết sức cần thiết cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các chuyên gia có những trao đổi, ý kiến đóng góp thẳng thắn, thiết thực về đề cương cuốn sách “Lý luận về giai cấp công nhân và công đoàn”. Với tinh thần trao đổi học thuật cởi mở, nghiêm túc, cuốn sách sẽ trở thành một tài liệu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và vận dụng xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh trong thời kỳ mới./.

Dưới đây là một số hình ảnh:

 

Đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng chủ trì Tọa đàm

TS. Nguyễn Đức Tĩnh - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phát biểu

TS. Dương Thị Thanh Xuân - Phó Hiệu trưởng phát biểu

PGS.TS Phan Thanh Khôi – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu

TS. Nguyễn Thị Hà – Phó Viện trưởng Viện CNXHKH, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu

PGS.TS Dương Văn Sao – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu

PGS.TS Phạm Văn Hà – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu

Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng Ban tuyên giáo, Tổng LĐLĐVN phát biểu 

Ông Lê Đình Quảng- Phó Trưởng Ban, Phụ trách Ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐVN phát biểu

PGS.TS Nguyễn Hiệp Thương - Phó trưởng Ban Tổ chức, Tổng LĐLĐVN phát biểu

 TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐVN phát biểu

TS. Phan Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng khoa Quan hệ lao động và Công đoàn phát biểu đề dẫn Tọa đàm

Không khí sôi nổi của Tọa đàm

 

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Tin liên quan
Top