Tin Nổi bật

KHOA XÃ HỘI HỌC

 

KHOA XÃ HỘI HỌC

1. Thông tin liên hệ

1.1.Địa chỉ: Phòng B311, Đại học Công đoàn, số 169 Tây Sơn - Đống Đa -  Hà Nội

1.2. Số điện thoại: 0243.5330219

1.3. Email: kxhh@dhcd.edu.vn

2. Giới thiệu

2.1. Mô tả tổng quan về Khoa

Ngày 16/6/1997, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra Quyết định thành lập Khoa Xã hội học. Ngày 29/4/1998 Bộ GD-ĐT ra Quyết định cho phép Trường Đại học Công đoàn đào tạo cử nhân Xã hội học.

Từ năm 1998 đến nay Khoa đã và đang đào tạo được 25 khóa sinh viên cử nhân,  16 khóa cao học, với hơn 3000 cựu học viên, cựu sinh viên, học viên, sinh viên. Hiện nay, các cựu sinh viên đã và đang làm việc trong trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; các tổ chức kinh tế, xã hội; các trường Cao đẳng và Đại học; các trung tâm, Viện, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Liên đoàn Lao động các tỉnh thành phố trên cả nước…

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thị trường lao động đang đang được mở rộng, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sinh viên sau tốt nghiệp. Khoa Xã hội học luôn động viên sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường cần tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ và tích hợp cùng với kiến thức ngành học để từng bước hội tốt nhập vào thị trường lao động trong nước, khu vực và thế giới.

Chức năng, nhiệm vụ:

Chức năng:

Khoa Xã hội học có chức năng quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một số ngành, chuyên ngành đào tạo và quản lý toàn diện sinh viên chính quy học chuyên ngành Xã hội học được Hiệu trưởng giao.

Nhiệm vụ:

- Đề xuất Hiệu trưởng về cải tiến nội dung chương trình, phát triển các chuyên ngành đào tạo

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của các học phần được phân công trong chương trình đào tạo và thực hiện kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

- Xây dựng và thường xuyên cập nhật, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần được phân công trong chương trình đào tạo theo kế hoạch của Nhà trường; Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo được Hiệu trưởng Nhà trường giao

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật (dự giờ, bình giảng...) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

- Tham gia coi thi, xây dựng đề thi hoặc bộ đề thi các học phần; thực hiện chấm kiểm tra, thi hết môn; quản lý điểm kiểm tra, điểm thi học phần trong chương trình đào tạo do Khoa phụ trách và thực hiện công tác giáo vụ khác

- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn khi được Nhà trường giao. Tích cực, chủ động đề xuất với Nhà trường tham gia các Hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan. Phối hợp với các bộ phận hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Tham gia công tác tuyển sinh và các hoạt động của Nhà trường.

- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên môn do Khoa đảm nhiệm.

- Triển khai và phối hợp với các bộ phận trong Nhà trường thực hiện các hoạt động liên quan đến nâng cao chất lượng đào tạo

- Tham gia tư vấn chuyên môn về lĩnh vực Khoa phụ trách.

- Xây dựng kế hoạch quản lý, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ viên chức, người lao động của Khoa.

- Ký hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với giảng viên hợp đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ các trợ giảng, giảng viên tập sự trở thành giảng viên chính thức.

- Quản lý toàn diện việc học tập, rèn luyện của sinh viên trong Khoa, kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của sinh viên; thực hiện cố vấn học tập.

- Phối hợp với các bộ phận chức năng của Nhà trường tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

- Tổ chức bộ máy Ban cán sự lớp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong các lớp, thoi dõi giúp đỡ Ban cán sự và các tổ chức đoàn thể của lớp hoạt động tốt, nhằm quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Nhận xét kết quả học tập, thực tập, rèn luyện của sinh viên.

- Hàng năm, định kỳ phối hợp với các phòng chức năng đề nghị Hiệu trưởng: Đánh giá, phân loại rèn luyện sinh viên; xét thi đua khen thưởng; kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách (học bổng khuyến khích; trợ cấp xã hội; miễn giảm học phí) theo quy định, quy chế của Nhà nước, Bộ giáo dục và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đối với sinh viên thuộc Khoa quản lý.

- Tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, viết khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Báo cáo điều kiện dự thi tốt nghiệp và tổ chức thi tốt nghiệp cho các khóa, lớp thuộc khoa phụ trách.

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

2.2. Sứ mạng:

Khoa Xã hội học có sứ mạng đào tạo ra đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu có trình độ, kiến thức và kỹ năng nhận diện, đo lường, phân tích về các vấn đề xã hội, sự kiện/hiện tượng xã hội, quan hệ xã hội. Nguồn nhân lực này đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với sứ mạng nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ, luận giải các vấn đề xã hội, quan hệ xã hội, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội liên quan đến công nhân, công đoàn thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

2.3. Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu đào tạo của ngành Xã hội học là đào tạo cử nhân, thạc sĩ xã hội học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực. Nắm vững phương pháp luận khoa học xã hội và kiến thức cơ bản và chuyên sâu về xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để phát triển năng lực học tập suốt đời.

2.4. Tầm nhìn:

Đến năm 2030, Khoa Xã hội học sẽ trở thành đơn vị tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực xã hội học ngang tầm với các đơn vị có nghiên cứu và đào tạo về xã hội học, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước".

2.5. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

a) Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên,

Email

1. Lãnh đạo khoa

   

Phó trưởng khoa, Phụ trách khoa

TS. Nguyễn Mạnh Thắng

thangnm@dhcd.edu.vn

Phó trưởng khoa

PGS.TS Hoàng Thị Nga

ngaht@dhcd.edu.vn

2. Chi bộ Đảng

   

Bí thư

TS. Nguyễn Mạnh Thắng

thangnm@dhcd.edu.vn

Phó bí thư

PGS.TS Hoàng Thị Nga

ngaht@dhcd.edu.vn

3. Tổ Công đoàn

   

Tổ trưởng Công đoàn

TS Phạm Thị Kim Xuyến

xuyenptk@dhcd.edu.vn

Tổ phó Công đoàn

Ths Nguyễn Thị Minh Thúy

thuyntm@dhcd.edu.vn

4. Giáo vụ khoa

CN. Trần Quang Khải

khaitq@dhcd.edu.vn

5. Cố vấn học tập

Ths Nguyễn Ngọc Diệu Linh

linhnnd@dhcd.edu.vn

                                                   

 

 

                                 

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG KHOA XÃ HỘI HỌC

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-ĐHCĐ ngày 04 tháng 3 năm 2021

của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công đoàn)

TT

Họ và tên

Chức vụ/đơn vị

Chức vụ

 

1

PGS,TS. Hoàng Thị Nga

Giảng viên cao cấp, Phó khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Chủ tịch Hội đồng

2

TS. Phạm Thị Kim Xuyến

Giảng viên chính khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Phó Chủ tịch HĐ

3

TS. Cù Thị Thanh Thúy

Giảng viên khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên, Thư ký

4

TS. Vũ Bích Ngọc

Giảng viên khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

5

TS. Lê Thị Hồng Nhung

Giảng viên khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

6

ThS. Nguyễn Chu Du

Giảng viên khoa Xã hội học - Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

7

ThS. Trương Ngọc Thắng

Phó trưởng phòng Đào tạo - Trường Đại học Công đoàn

- Ủy viên

8

ThS. Phạm Xuân Hải

Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam

- Ủy viên

9

Ông Phan Văn Chiến

Giám đốc Công ty TNHH Long Vượng Phát, Hà Nội

- Ủy viên

 (Danh sách gồm có 9 người)

 

b) Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Xã hội học:

Phó trưởng khoa, Phụ trách khoa

TS. Nguyễn Mạnh Thắng

thangnm@dhcd.edu.vn

Phó trưởng khoa

PGS.TS Hoàng Thị Nga

ngaht@dhcd.edu.vn

Giảng viên chính

TS. Phạm Thị Kim Xuyến

xuyenptk@dhcd.edu.vn

 

 

 

Giảng viên

TS. Cù Thị Thanh Thúy

thuyctt@dhcd.edu.vn

Giảng viên

TS. Vũ Thị Bích Ngọc

ngocvtb@dhcd.edu.vn

Giảng viên

Ths. Nguyễn Thị Minh Thúy

Giảng viên

Ths. Nguyễn Chu Du

dunc@dhcd.edu.vn

Giảng viên

Ths. Nguyễn Ngọc Diệu Linh

linhnnd@dhcd.edu.vn

Giảng viên

Ths. Vũ Yến Hà

havy@dhcd.edu.vn

Giáo vụ

CN. Trần Quang Khải

 khaitq@dhcd.edu.vn

 

 

 

 

2.6. Về Quy mô sinh viên trình độ đại học, hệ chính quy: 651

2.7. Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có đủ khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Có đủ khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu trong đơn vị, tổ chức.

3. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Xã hội học

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Xã hội học có mã ngành 7310301 thuộc nhóm ngành Xã hội học và Nhân học (73103). Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 từ năm 1998. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học được thực hiện trong 4 năm.

Qua các khóa đào tạo Hội đồng khoa học ngành Xã hội học thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến, bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên xã hội học trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, thực tập, thực tế tại cơ sở của sinh viên dần được bổ sung. Trong hơn 20 năm đào tạo nguồn nhân lực xã hội học, Khoa luôn được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành XHH ngày càng được nâng cao.

4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

4.1. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo:

Trong những năm đầu mới thành lập, Khoa chỉ tập trung đào tạo chuyên ngành Xã hội học chung. Sau đó để đáp ứng nhu cầu xã hội, Khoa mở rộng thêm nhiều lĩnh vực Xã hội học (XHH) chuyên ngành, tập trung vào đặc thù của Trường là chuyên ngành XHH Lao động, XHH Kinh tế, XHH Công đoàn, XHH quan hệ lao động, XHH Quản lý, XHH chính trị …Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ Khoa còn mời nhiều giảng viên của các trường đại học có uy tín như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Giáo dục, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Khoa học Xã hội… tham gia giảng dạy để vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, vừa học tập kinh nghiệm và chuyên môn giảng dạy. Hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành, phát triển Khoa Xã hội học đã có những đóng góp nhất định cho mục tiêu phát triển đa ngành của Trường, giúp nhà trường nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo.

4.2. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:

Khoa Xã hội học là một trong những khoa dẫn đầu về kết quả nghiên cứu khoa học trong toàn Trường. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu của Khoa và Nhà trường, phát triển thương hiệu của Khoa và Nhà trường. Thực hiện công trình nghiên cứu khoa học các cấp trong và ngoài Nhà trường, hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. 100% đội ngũ giảng viên của Khoa có kinh nghiệm tham gia, chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các dự án hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước. Tổng số các đề tài đã tham gia và chủ trì gồm hơn 40 đề tài: cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Tổng liên đoàn, cấp Nhà nước.

4.3. Về thi đua khen thưởng:

Nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa được tặng Bằng khen, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp trường, cấp Tổng liên đoàn. Khoa nhiều năm đạt danh hiệu tập thể hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Bằng khen của Trung ương đoàn, Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

4.4. Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục:  

            Trong quá trình xây dựng và phát triển khoa, Khoa Xã hội học luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi mở mới Chương trình đào tạo, Khoa đã thiết kế và xây dựng Chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai Chương trình đào tạo, để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCL của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên giảng dạy, kết quả khảo sát từ sinh viên là cơ hội để mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa Xã hội học đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch thực tế, thực tập cho sinh viên, sắp xếp lại hệ thống tủ sách tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho học viên, sinh viên, giảng viên; Rà soát các Chương trình đào tạo, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần… giữa các trình độ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; số tín chỉ của Chương trình đào tạo phù hợp với văn bằng; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức tập huấn về công tác cố vấn học tập; Phối hợp với Phòng Công tác sinh viên, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác sinh viên với thành phần tham gia họp là chủ nhiệm lớp và cố vấn học tập; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa đã thực hiện tự đánh giá Chương trình đào tạo ngành Xã hội học và đăng ký kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.

5. Một số hình ảnh về hoạt động của khoa.

 

 

Tin liên quan
Top