Tin Hoạt động

TRƯỜNG ĐHCĐ PHỐI HỢP VỚI LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH TỔ CHỨC TỌA ĐÀM -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG NÂNG CAO NĂNG XUẤT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

         Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu đề tài cấp Tổng Liên đoàn: Vai trò của công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, do TS Dương Thị Thanh Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn làm chủ nhiệm, ngày 5/8 tại tỉnh Nam Định, Trường Đại học Công đoàn phối hợp với LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức tọa đàm: “Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn trong nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” nhằm chia sẽ, trao đổi về vai trò các cấp công đoàn tỉnh Nam Định trong nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp.

        Chủ trì tọa đàm có đồng chí Vũ Văn Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và TS Dương Thị Thanh Xuân, Phó Hệu trưởng đồng chủ trì; tham dự có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở LĐTB&XH tỉnh, Bảo hiểm xã hội, Ban Quản lý các KCN, gần 10 lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và cán bộ công đoàn cơ sở, đến đưa tin tọa đàm có phóng viên, báo chí tỉnh, Tạp Chí Lao động và Công đoàn. Tọa đàm đã nghe 11 tham luận chia sẻ, làm rõ vai trò công đoàn than gia và chủ trì nhiều cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp.

        TS Dương Thị Thanh Xuân cho rằng, từ khi Tổng Liên đoàn ban hành Đề án 1712/ĐA-TLĐ về “Công đoàn tham gia với người sử dụng lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động giai đoạn 2019 - 2023” thì thời gian qua các cấp công đoàn, nhất là công đoàn tỉnh Nam Định đã đổi mới phương pháp hoạt động, sáng tạo trong công tác vận động đoàn viên, NLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hăng say lao động sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng suất gắn với chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường; công đoàn Nam Định đẩy mạnh chất lượng thương lượng, đối thoại, ký kết và thực hiện TƯLĐTT, góp phần nâng cao NSLĐ, đồng thời, tập trung đầu tư phát động và triển khai thực hiện các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn”; “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”; “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, thiết thực góp phần nâng cao NSLĐ, chất lượng sản phẩm…

 

 

 

 

 

 

 

TS Dương Thị Thanh Xuân, Phó Hệu trưởng phát biểu tại tọa đàm

        Phát biểu tại buổi tạo đàm Đ/c Ngô Chí Thục, Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho rằng LĐLĐ tỉnh đã ban hành 3 Kế hoạch, Chương trình về triển khai các nhiệm vụ Công đoàn tham gia với người sử dụng lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng suất lao động; cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phòng ngừa tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể giai đoạn 2019-2023. Hưởng ứng chương trình 1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, hết giai đoạn 1 (từ tháng 9/2021 đến 31/5/2022) đã có 5.132 sáng kiến của CNVCLĐ tỉnh nhà tham gia chương trình, đạt 102,64% kế hoạch… Đề nghị tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa… cho CNLĐ tại các khu, cụm công nghiệp và những nơi tập trung đông công nhân lao động.

        Đ/c Lê Hồng Lâm – Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH cho rằng LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các Ban chức năng, Liên đoàn lao động cấp huyện tăng cường phối hợp với cơ quan Lao động - TBXH trong thực hiện các hoạt động thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, đặc biệt là việc thực hiện các quy định về đối thoại, thương lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật về lao động tại các đơn vị được kiểm tra với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

        Đặc biệt, có một số công đoàn cơ sở khẳng định vai trò công đoàn trong nâng cao năng suất lao động như:

Công đoàn công ty TNHH Padmac Việt Nam, gần 6 năm, đã có 25 sáng kiến làm lợi trên 1 tỷ đồng, góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và đáp ứng kịp thời đơn hàng xuất khẩu. Trong 6 năm qua, năng suất lao động tăng 2.5 lần, ví dụ một sản phẩm trước đây 2 công nhân làm hết 1 ngày thời gian 8 tiếng, nay 01 sản phẩm chỉ có 1 công nhân làm trong ½ ngày. Lương CNLĐ trung bình 1 năm tăng từ 800 đến 1 triệu đồng/người.

Công đoàn Công ty TNHH Smart –Shirt Garment Bảo Minh có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đem lại ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, không có sáng tạo, không có cải tiến kỹ thuật sẽ không cải thiện được năng suất lao động, thì sẽ không có thu nhập cao đối với người lao động. Khi người lao động có công ăn việc làm ổn định, thu nhập tương xứng sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp, ổnn định tình hình kinh tế của mỗi gia đình và địa phương.

Theo Hoàng Ngọc Nghĩa – Chủ tịch Công đoàn các KCN với tham luận hoạt động công đoàn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, đảm bảo đời sống, việc làm cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp như: Tích cực phối hợp phát động phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, tham gia Chương trình “Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn phát động. Kịp thời hàng tháng biểu dương khen thưởng lao động xuất sắc; Phối hợp tổ chức hoạt động tốt của đội ngũ an toàn viên vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo tuyệt đối an toàn khi sản xuất; Thường xuyên tư vấn pháp luật Lao động, Công đoàn, BHXH cho hàng nghìn người lao động.

     Sau 11 tham luận, TS Dương Thị Thanh Xuân đặt ra một số câu hỏi để các đại biểu thảo luận như: trong thời gian qua xẩy ra các cuộc tranh chấp lao động và đình công, thì có cuộc đình công về điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm có hại trong lao động; vấn đề thưởng nóng, thưởng đột suất khi công nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có đồng đều, công khai minh bạch; vấn đề phúc lợi; vấn đề tiền lương, thưởng, định mức lao động tác động đến năng suất lao động… các đại biểu tra đổi, chia sẻ sôi nổi và thắng thắng có nhiều đề xuất, trong đó đòi hỏi cán bộ công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, có kinh nghiệm hoạt động càng lâu thì càng thương thương, đối thoại càng hiệu quả./.

Sau đây là một số hình ảnh của toạ đàm khoa học:

TS. Nguyễn Mạnh Thắng

Trường Đại học Công đoàn

Tin liên quan
Top