Tin Hoạt động

THẨM ĐỊNH GIÁO TRÌNH “QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT VÀ ĐÀM PHÁN”

Ngày 29 tháng 5 năm 2024, Trường Đại học Công đoàn đã tổ chức, đánh giá thẩm định giáo trình: “Quản trị xung đột và đàm phán” do PGS.TS. Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn làm chủ biên. Giáo trình được đánh giá đạt loại xuất sắc.

Hội đồng thẩm định gồm 05 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, Trường Đại học Thương mại là Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Lê Thái Phong, Trường Đại học Ngoại thương, Uỷ viên phản biện 1; PGS.TS. Lê Ba Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Uỷ viên phản biện 2; TS. Trần Thị Hoài Thu, Trường Đại học Công đoàn, Ủy viên; TS. Nguyễn Hải Hoàng, Trường Đại học Công đoàn, Uỷ viên - thư ký.

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, Trường Đại học Thương mại, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu

Quang cảnh Hội đồng 

Tại buổi thẩm định, PGS.TS. Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Phụ trách Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, chủ biên giáo trình đã trình bày ngắn gọn mục đích, ý nghĩa cũng như các nội dung cơ bản của giáo trình. Mục tiêu của giáo trình “Quản trị xung đột và đàm phán” nhằm khám phá và nhận diện nguồn gốc và bản chất của xung đột; phát triển kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột một cách sáng tạo, hiệu quả; xây dựng môi trường làm việc hài hoà, nơi mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung và đạt được hiệu suất cao nhất. Nội dung của giáo trình được chia thành 7 chương: (1) tổng quan về xung đột và đàm phán; (2) chiến lược giải quyết xung đột; (3) kỹ thuật quản trị xung đột trong tổ chức; (4) kỹ năng đàm phán xung đột trong tổ chức; (5) quyền lực trong xung đột và đàm phán; (6) quản trị xung đột và đàm phán trong môi trường đa văn hoá; (7) đàm phán trong bối cảnh hội nhập đa văn hoá toàn cầu. 

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng trình bày tóm tắt nội dung giáo trình trước Hội đồng thẩm định

Các thành viên của Hội đồng thẩm định đã đánh giá giáo trình là một công trình được đầu tư công phu, nghiêm túc, giáo trình có hướng tiếp cận mới, nhiều nội dung truyền tải trong giáo trình được biên soạn rất sáng tạo mang lại nhiều giá trị cả về khoa học. Bên cạnh đó hội đồng cũng chỉ ra một vài vấn đề còn tồn tại trong quá trình biên soạn có thể chỉnh sửa bổ sung thêm vào giáo trình và đề nghị Nhà trường đưa vào biên tập để xuất bản làm tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho cả trình độ đại học và sau đại học tại Trường Đại học Công đoàn.

Với tinh thần cầu thị, sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định, PGS.TS. Lê Mạnh Hùng trân trọng cảm ơn Hội đồng và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của Hội đồng để bổ sung và hoàn thiện giáo trình trong thời gian sớm nhất phục vụ cho biên tập và phát hành.

Kết luận buổi nghiệm thu, Chủ tịch hội đồng đã tổng hợp những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong giáo trình. Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu và thống nhất nghiệm thu giáo trình với kết quả thẩm định đạt loại xuất sắc.

Dưới đây là một số hình ảnh Hội đồng thẩm định:

 

Các thành viên trong Hội đồng thẩm định chụp ảnh lưu niệm

PGS.TS. Lê Ba Phong, Trường Đại học Công nghiệp HN, Uỷ viên Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến 

 

TS. Trần Thị Hoài Thu, Trường Đại học Công đoàn, Ủy viên Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến 

TS. Nguyễn Hải Hoàng, Trường Đại học Công đoàn, Uỷ viên Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến 

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG





 

Tin liên quan
Top