Tin Hoạt động

HỘI THẢO KHOA HỌC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

 

Căn cứ Quyết định số 8588/QĐ-TLĐ ngày 27/11/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) về việc giao nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu đề tài, đề án khoa học cấp Tổng LĐLĐVN, sáng ngày 7/5/2024, Trường Đại học Công đoàn đã tổ chức Hội thảo khoa học trong khuôn khổ triển khai đề tài Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kiến nghị chính sách”, mã số: ĐT.XH/TLĐ.2023.10 do PGS.TS Hoàng Thị Nga làm chủ nhiệm. Hội thảo đã tập trung trao đổi và thảo luận về Cơ sở lý luận về xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam

Quang cảnh tại Hội thảo

 

 Chủ trì Hội thảo có PGS.TS Hoàng Thị Nga, chủ nhiệm đề tài và TS. Lê Thị Thúy Ngà, Phó trưởng khoa Công tác xã hội; tham dự Hội thảo có đại biểu của Công đoàn các đơn vị, doanh nghiệp; đại biểu của Công đoàn các trường Đại học; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Công nhân và Công đoàn; các đơn vị sự nghiệp và trường Đại học Công đoàn.

C:\Users\NGA\Downloads\96a3f521bb061a584317.jpg

PGS.TS Hoàng Thị Nga, chủ nhiệm đề tài-  phát biểu khai mạc Hội thảo 

Hội thảo đã nghe 04 tham luận của các đại biểu tham dự trao đổi về Cơ sở lý luận về xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 

 Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Tham luậnQuan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, đặc điểm của giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX và những điểm mới của giai cấp công nhân hiện nay” của TS. Mai Thị Dung, Trưởng khoa Lý luận chính trị, TS. Phạm Phương Lan – giảng viên khoa Lý luận chính trị. Tham luận đã bàn luận về quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của giai cấp công nhân và những điểm mới hiện nay. Đồng thời tham luận nhấn mạnh đến những biến đổi của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay cho thấy lý luận và thực tiễn về giai cấp công nhân vẫn luôn có những vấn đề mới đặt ra, yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới chính sách cho phù hợp với sự phát triển của giai cấp công nhân, đáp ứng nhiệm vụ đặt ra và tương xứng với vị thế của giai cấp lãnh đạo trong giai đoạn lịch sử mới.

TS. Phạm Phương Lan – giảng viên khoa Lý luận chính trị trình bày tham luận tại Hội thảo 

Tham luận “Xây dựng cấu trúc xã hội phù hợp, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của TS Đỗ Văn Quân, Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tham luận đã bàn luận về Cấu trúc xã hội và hướng tiếp cận, phân tích cấu trúc xã hội; Đổi mới, phát triển đất nước Việt Nam trong bối cảnh mới-một số định hướng từ góc độ xây dựng cấu trúc xã hội phù hợp. Trong đó tham luận nhấn mạnh đến quá trình xây dựng cấu trúc xã hội để hướng đến mục tiêu đổi mới và phát triển xã hội bền vững của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay chính là quá trình xây dựng phát triển các thành phần của cấu trúc xã hội; quá trình xác lập các mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên cấu trúc xã hội một cách phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới của đất

T.S Đỗ Văn Quân, Viện Xã hội học và Phát triển - phát biểu tại Hội thảo 

Tham luận “Một số vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Hải Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Khoa học- Trường Đại học Công đoàn. Tham luận nhấn mạnh từ việc xác định những nhân tố tác động đến cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân hướng tới phân tích và dự báo xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và một số biểu hiện cụ thể của sự biến đổi đó ở khía cạnh biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp công nhân theo trình độ học vấn, biến đổi theo ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và sự phân tầng trong nội bộ giai cấp công nhân Việt Nam.

TS. Nguyễn Hải Hoàng, Trưởng phòng Quản lý Khoa học - phát biểu tại Hội thảo

Các ý kiến trao đổi trong Hội thảo của các đại biểu tham dự cũng trao đổi sôi nổi về Cơ sở lý luận về xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam. Thông qua Hội thảo đã giúp tăng cường cơ hội giao lưu học thuật, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, gắn kết với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp; nắm được xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân hiện nay từ lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời thông qua Hội thảo thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và kiến nghị chính sách”. Đây cũng là căn cứ quan trọng để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng những chính sách phù hợp đối với người lao động, nhằm xây dựng một giai cấp công nhân vững mạnh về thể chất, có tri thức, đoàn kết và hội nhập.

Hội thảo cũng được lắng nghe TS. Đặng Hoàng Anh, Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ tham luận với chủ đề “Biến đổi xã hội trong công nhân lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”. Tham luận đã trình bày sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và việc tạo ra những thay đổi đáng kể trong cơ cấu giai cấp công nhân lao động. Trong đó tham luận cũng trình bày những thuận lợi và những khó khăn mới đối với công nhân lao động trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tham luận cũng đề cập cụ thể đến những biến đổi xã hội trong công nhân lao động dưới tác động CMCN  4.0. Đây là nội dung quan trọng, góp phần tạo ra sự sôi nổi và hiệu quả của Hội thảo.

 TS. Đặng Hoàng Anh, Phó chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - phát biểu tại Hội thảo

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Hội thảo khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Luật-  phát biểu tại Hội thảo 


TS. Cù Thị Thanh Thúy, Giảng viên Khoa Xã hội học-  dẫn chương trình tại Hội thảo

TS. Vũ Thị Bích Ngọc - Giảng viên Khoa Xã hội học 


 

Tin liên quan
Top